CHI TIẾT SẢN PHẨM
LORAVIDI
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Loravidi bao gồm:
- Hoạt chất Loratadin hàm lượng 10mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên nén.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Loravidi
2.1 Tác dụng của thuốc Loravidi
Hoạt chất Loratadin thuộc thế hệ hai của thuốc kháng histamin, có hoạt tính ức chế chọn lọc thụ thể H1 ngoại biên, giảm triệu chứng của các bệnh do giải phóng histamin. Do đó, Loratadin có tác dụng giảm các tình trạng dị ứng như: viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa,...
Vì vậy, thuốc Loravidi có công dụng giảm triệu chứng của các bệnh dị ứng có liên quan đến sự giải phóng histamin.
2.2 Thuốc Loravidi 10mg là thuốc gì?
Thuốc Loravidi 10mg chữa bệnh gì?
Thuốc Loravidi được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên (chỉ sử dụng với trẻ có trọng lượng trên 30kg) trong các trường hợp:
- Viêm mũi dị ứng.
- Nổi mày đay, mẩn ngứa.
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Loravidi
3.1 Liều dùng của thuốc Loravidi
Liều dùng thuốc Loravidi tham khảo cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên >30kg: Sử dụng 1 viên Loravidi hàm lượng 10mg, uống duy nhất một lần trong ngày.
Đối với bệnh nhân suy gan: Liều sử dụng là 10mg, chia làm hai lần uống. Vì vậy, để tránh phải chia đôi viên thuốc Loravidi (có thể làm giảm hiệu quả của hoạt chất), hãy chọn thuốc có hàm lượng thích hợp cho từng đối tượng người sử dụng.
Liều dùng của thuốc có thể được thay đổi theo chỉ định của bác sĩ điều trị để phù hợp với tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân.
3.2 Cách dùng thuốc Loravidi hiệu quả
Thuốc Loravidi được bào chế dưới dạng viên nén và được sử dụng bằng đường uống.
Uống thuốc Loravidi bằng một lượng nước lọc vừa đủ, không nên uống chung với các loại đồ uống khác như nước ngọt, nước có ga, rượu bia,...
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Loravidi cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không sử dụng thuốc Loravidi cho trẻ em có trọng lượng dưới 30kg.
Thuốc Loravidi được chỉ định để điều trị cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên trong các trường hợp: viêm mũi dị ứng, mổi mày đay, mẩn ngứa. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Loravidi
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Loravidi bao gồm:
- Hoạt chất Loratadin hàm lượng 10mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên nén.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Loravidi
2.1 Tác dụng của thuốc Loravidi
Hoạt chất Loratadin thuộc thế hệ hai của thuốc kháng histamin, có hoạt tính ức chế chọn lọc thụ thể H1 ngoại biên, giảm triệu chứng của các bệnh do giải phóng histamin. Do đó, Loratadin có tác dụng giảm các tình trạng dị ứng như: viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa,...
Vì vậy, thuốc Loravidi có công dụng giảm triệu chứng của các bệnh dị ứng có liên quan đến sự giải phóng histamin.
2.2 Thuốc Loravidi 10mg là thuốc gì?
Thuốc Loravidi 10mg chữa bệnh gì?
Thuốc Loravidi được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên (chỉ sử dụng với trẻ có trọng lượng trên 30kg) trong các trường hợp:
- Viêm mũi dị ứng.
- Nổi mày đay, mẩn ngứa.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Loratadin - US: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Loravidi
3.1 Liều dùng của thuốc Loravidi
Liều dùng thuốc Loravidi tham khảo cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên >30kg: Sử dụng 1 viên Loravidi hàm lượng 10mg, uống duy nhất một lần trong ngày.
Đối với bệnh nhân suy gan: Liều sử dụng là 10mg, chia làm hai lần uống. Vì vậy, để tránh phải chia đôi viên thuốc Loravidi (có thể làm giảm hiệu quả của hoạt chất), hãy chọn thuốc có hàm lượng thích hợp cho từng đối tượng người sử dụng.
Liều dùng của thuốc có thể được thay đổi theo chỉ định của bác sĩ điều trị để phù hợp với tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân.
3.2 Cách dùng thuốc Loravidi hiệu quả
Thuốc Loravidi được bào chế dưới dạng viên nén và được sử dụng bằng đường uống.
Uống thuốc Loravidi bằng một lượng nước lọc vừa đủ, không nên uống chung với các loại đồ uống khác như nước ngọt, nước có ga, rượu bia,...
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Loravidi cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không sử dụng thuốc Loravidi cho trẻ em có trọng lượng dưới 30kg.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Lorastad 10 Tab: Chỉ định, cách dùng, liều dùng
5 Tác dụng phụ
Thường gặp tình trạng đau đầu khi sử dụng, hoặc có cảm giác khô miệng sau khi uống Loravidi.
Ít gặp: cảm giác chóng mặt, tình trạng viêm kết mạc hoặc những kích ứng về đường hô hấp trên (khô mũi, hắt hơi).
Hiếm gặp: trầm cảm, rối loạn nhịp tim, đối với phụ nữ có thể xảy ra hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Khi gặp bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào (có thể bao gồm những tác dụng phụ kể trên hoặc không), hãy ngừng sử dụng thuốc và thông bác cho bác sĩ điều trị của bạn để có hướng xử lý chính xác, kịp thời.
6 Tương tác
Sử dụng đồng thời Loravidi với các thuốc như Cimetidin, Erythromycin,... có thể làm thay đổi nồng độ của Loravidi trong huyết tương, đồng thời tăng nguy cơ gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng đồng thời Loravidi với Ketoconazol làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương.
Vì vậy, để tránh những tương tác thuốc không đáng có, hãy chia sẻ với bác sĩ điều trị của bạn những thuốc và thực phẩm hỗ trợ điều trị mà bạn đang sử dụng (nếu có).
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng đối với bệnh nhân suy gan, người cao tuổi và những bệnh nhân không dung nạp Lactose.
Thận trọng sử dụng thuốc Loravidi cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc vì tác dụng phụ lên hệ thần kinh của thuốc.
Nếu phát hiện ra những vấn đề bất thường về mặt hình thức bên ngoài của sản phẩm như: viên nén bị dập, vỡ, màu sắc thay đổi, xuất hiện nấm mốc,... thì không được sử dụng.
Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, tự ý thay đổi liều hoặc đột ngột dừng uống thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng Loravidi cho phụ nữ đang cho con bú vì hoạt chất của thuốc có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Sử dụng Loravidi cho phụ nữ mang thai: không gây quái thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cần phải hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc Loravidi cho phụ nữ mang thai.
7.3 Xử trí quá liều
Triệu chứng:
- Đau đầu, buồn ngủ.
- Tim đập nhanh.
Xử trí:
- Khắc phục triệu chứng.
- Hỗ trợ khắc phục.
7.4 Bảo quản
Bảo quản Loravidi tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu vào.
Để thuốc Loravidi xa tầm tay của trẻ em để tránh trẻ đùa nghịch và nuốt phải.
Không để thuốc tại những nơi ẩm ướt như nhà tắm.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-28122-17.
Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Trung ương Vidipha Bình Dương.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.