CHI TIẾT SẢN PHẨM
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam |
Số đăng ký | VD-33149-19 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất |
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Periboston 4mg
- Dược chất: Cyproheptadin hydroclorid 4mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Periboston 4mg
2.1 Tác dụng của thuốc Periboston 4mg
Cyproheptadine là thuốc đối kháng histamin thuộc thế hệ thứ 3 được chỉ định để làm giảm các triệu chứng dị ứng và đau nửa đầu.
Cơ chế tác dụng của thuốc là cạnh tranh với histamin để gắn vào thụ thể tương ứng của chúng từ đó ngăn chặn sự bài tiết các hóa chất trung gian gây dị ứng.
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Cyproheptadine hấp thu tốt khi sử dụng theo đường uống.
Phân bố: Thuốc có khả năng phân bố rộng trong hầu hết các tổ chức của cơ thể.
Chuyển hóa, thải trừ: Cyproheptadine được chuyển hóa tại gan tạo thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính dược lý và thải trừ chủ yếu qua thận.
2.3 Chỉ định thuốc Periboston 4mg
Điều trị các trường hợp bị dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, côn trùng cắn, mày đay, viêm da thần kinh, eczema,..
Điều trị đau nửa đầu.
Điều trị đau đầu do co mạch.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Periboston 4mg
3.1 Liều dùng thuốc Periboston 4mg
3.1.1 Điều trị ngứa
Người lớn: 1-5 viên/ngày, liều thông thường là 3-4 viên/ngày. Liều khởi đầu là 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Liều tối đa không vượt quá 8 viên/ngày.
Trẻ từ 7-14 tuổi: Liều thông thường là 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày.
Trẻ từ 2-6 tuổi: Liều khởi đầu là 2mg/lần x 2-3 lần/ngày. Liều tối đa là 12mg mỗi ngày.
3.1.2 Điều trị đau nửa đầu và đau đầu do co mạch
Liều dự phòng và điều trị là 1 viên/lần, có thể uống thêm 1 viên sau 30 phút nếu các triệu chứng không cải thiện.
Liều duy trì là 1 viên mỗi 4-6 giờ.
3.2 Cách dùng thuốc Periboston 4mg hiệu quả
Periboston 4mg được sử dụng theo đường uống, nuốt nguyên viên thuốc với một lượng nước thích hợp.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Periboston 4mg.
Hen cấp tính.
Phụ nữ có thai.
Phụ nữ đang cho con bú.
Viêm loét dạ dày - tá tràng.
Người bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế MAO.
Glaucoma.
Tiền sử mất bạch cầu hạt.
Phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang.
Tắc nghẽn môn vị tá tràng.
Người bệnh suy nhược.
Bệnh nhân lớn tuổi.