Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

1951. Levetstad 500 (Levetiracetam 500mg, hộp 30 viên) Stella

Giá bán:
5.0
  • 10,334đ/viên
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính Hộp
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Thuốc Levetstad 500mg Stada điều trị động kinh cục bộ (30 viên)

Quy cách

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần

Levetiracetam

Chỉ định

Động kinhCo giật

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

STELLA

Số đăng ký

VD-21105-14

Thành phần của Thuốc Levetstad 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Levetiracetam

500mg

Công dụng của Thuốc Levetstad 500mg

Chỉ định

Thuốc Levetstad được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Ðơn trị

Điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vừa mới được chẩn đoán động kinh.

Ðiều trị phối hợp

  • Trong điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh.
  • Trong điều trị cơn động kinh rung giật cơ ở người lớn và động kinh giật cơ thiếu niên ở trẻ từ 12 tuổi trở lên.
  • Trong điều trị động kinh co cứng co giật toàn thể hóa nguyên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi bị động kinh toàn thể hóa tự phát.

Dược lực học

Levetiracetam là dẫn xuất của pyrrolidone (đồng phân S của alpha-ethyl-2-oxo-1- pyrrolidine acetamide), có cấu trúc hóa học không liên quan đến các thuốc chống động kinh hiện có. Levetiracetam ngăn ngừa cơn động kinh trên phạm vi rộng với mô hình động kinh cục bộ và toàn thể hóa nguyên phát trên động vật mà không ảnh hưởng đến khuynh hướng gây co giật. Chất chuyển hóa chính không có hoạt tính.

Ở người, sự tác động trên cả động kinh cục bộ và toàn thể hóa nguyên phát (phóng điện kiểu động kinh/đáp ứng kịch phát gây ra bởi ánh sáng) đã chứng minh tác dụng dược lý phổ rộng của levetiracetam.

Dược động học

Hấp thu

Levetiracetam được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa với sinh khả dụng gần 100%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống khoảng 1,3 giờ và đạt trạng thái ổn định sau 2 ngày.

Phân bố

Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương rất ít, dưới 10%. Levetiracetam được bài tiết qua sữa mẹ.

Chuyển hoá

Levetiracetam không bị chuyển hóa nhiều. Khoảng 25% liều uống bị hydroxyl hóa thành chất chuyển hóa không có hoạt tính. 

Thải trừ

Khoảng 95% liều uống bị đào thải dưới dạng không đổi và chất chuyển hóa trong nước tiểu. Thời gian bán thải trong huyết tương ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên khoảng 7 giờ, ở trẻ nhỏ hơn thời gian bán thải có thể ngắn hơn.

Cách dùng Thuốc Levetstad 500mg

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống với một lượng nước vừa đủ và có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Liều dùng

Đơn trị

Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên: Liều khởi đầu 250 mg x 2 lần/ngày và tăng lên 500 mg x 2 lần/ngày sau 2 tuần. Liều này có thể tiếp tục tăng thêm 250 mg x 2 lần/ngày mỗi 2 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa 1500 mg x 2 lần/ngày.

Điều trị phối hợp

Người lớn (≥ 18 tuổi ) và trẻ vị thành niên (12 - 17 tuổi) có cân nặng ≥ 50 kg: Liều khởi đầu 500 mg x 2 lần/ngày. Tuỳ theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp, có thể tăng lên 1500 mg x 2 lần/ngày. Có thể thêm 500 mg x 2 lần/ngày mỗi 2 - 4 tuần.

Bệnh nhân ≥ 65 tuổi và bệnh nhân suy chức năng thận: Liều hàng ngày được điều chỉnh theo chức năng thận.

Độ thanh thải creatinine (mL/phút)

Liều (mg)

Khoảng cách giữa 2 liều (giờ)

> 80

500–1500

12

50–79

500–1000

12

30–49

250–750

12

< 30

250–500

12

Bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đang được thẩm phân

500–1000

24 (*)

(*) Sau khi thẩm phân, liều bổ sung khuyến cáo 250 - 500 mg.

Bệnh nhân suy gan: Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình. Đối với bệnh nhân suy gan nặng, độ thanh thải creatinine có thể không đánh giá hết được mức độ suy thận. Vì vậy nên giảm 50% liều duy trì hàng ngày khi độ thanh thải creatinine < 70 mL/phút/1,73m2. 

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp quá liều cấp, có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày để loại bỏ thuốc.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho levetiracetam. Điều trị quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng và có thể thẩm phân máu. Hiệu quả thẩm phân đạt được khoảng 60% đối với levetiracetam và 74% đối với chất chuyển hóa chính.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Levetstad, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Viêm mũi họng.
  • Thần kinh: Buồn ngủ, đau đầu, co giật, rối loạn thăng bằng, choáng váng, ngủ lịm, run.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn.
  • Tâm thần: Trầm cảm, hành vi thù địch/hung hăng, lo âu, mất ngủ, căng thẳng/kích động.
  • Tai và tai trong: Chóng mặt.
  • Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Ho.
  • Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn.
  • Da và mô dưới da: Phát ban.
  • Rối loạn chung và tình trạng tại chỗ dùng thuốc: Suy nhược, mệt mỏi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Máu và bạch huyết: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Sụt cân hoặc tăng cân.
  • Tâm thần: Cố gắng tự tử, có ý nghĩ tự tử, rối loạn tâm thần, hành vi bất thường, ảo giác, giận dữ, lẫn, dễ hoảng sợ, tính khí thất thường, kích động.
  • Thần kinh: Mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ, phối hợp bất thường/mất điều hòa, dị cảm, rối loạn tập trung.
  • Mắt: Chứng nhìn đôi, nhìn mờ.
  • Gan mật: Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
  • Da và mô dưới da: Rụng tóc, chàm, ngứa.
  • Cơ xương và mô liên kết: Yếu cơ, đau cơ.
  • Chấn thương, nhiễm độc và các biến chứng do thủ thuật: Chấn thương.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm trùng.
  • Máu và mạch bạch huyết: Giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính.
  • Tâm thần: Tự tử, rối loạn nhân cách, suy nghĩ bất thường.
  • Thần kinh: Múa giật - múa vờn, rối loạn vận động, tăng động.
  • Tiêu hóa: Viêm tụy.
  • Gan mật: Suy gan, viêm gan.
  • Da và mô dưới da: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens–Johnson, hồng ban đa dạng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.