CHI TIẾT SẢN PHẨM
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm |
Số đăng ký | VD-20375-13 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
1 Thành phần
Thành phần: thuốc Lorastad 10 Tab. chứa các thành phần là:
Loratadin 10mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lorastad 10 Tab.
2.1 Tác dụng của thuốc Lorastad 10 Tab.
Lorastad 10 Tab. là thuốc gì? Lorastad 10 Tab. chứa thành phần chính là Loratadin - một thuốc đối kháng Histamin có cấu trúc 3 vòng và tác động lên thụ cảm thể Histamin H1 vùng ngoại vi. Thuốc có tác dụng chống dị ứng nhờ cơ chế của Loratadin ức chế sản xuất cytokine, huy động các đại thực bào hỗ trợ tiêu diệt các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, thuốc còn giúp hạn chế các tác nhân gây viêm và sự giải phóng các tác nhân gây viêm.
Như vậy, Lorastad 10 Tab. được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm, phản ứng dị ứng, đè phòng mề đay và ngứa trên da.
2.2 Chỉ định của thuốc Lorastad 10 Tab.
Lorastad 10 Tab. được chỉ định trong các trường hợp sau:
Làm giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, ban đỏ, mề đay mạn tính và các biểu hiện ngoài da khác.
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt xì, ngứa mũi, chảy nước mũi,...
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lorastad 10 Tab.
3.1 Liều dùng thuốc Lorastad 10 Tab.
Với từng lứa tuổi và trọng lượng cơ thể khác nhau, liều dùng được khuyến cáo sử dụng của Lorastad 10 Tab. là:
Người trên 12 tuổi: Uống 1 viên/lần, 1 lần/ngày.
Trẻ từ 2-12 tuổi:
Trẻ có cân nặng dưới 30kg: Uống ½ viên/ lần và một lần trong ngày.
Trẻ có cân nặng dưới 30kg: Uống 1 viên/ lần và một lần trong ngày.
Đối với bệnh nhân suy gan và suy thận nặng: Uống 1 viên/lần, và 2 ngày uống 1 lần.
3.2 Cách dùng Lorastad 10 Tab.
Lorastad 10 Tab. 10mg được bào chế dưới dạng viên nén, uống thuốc với một cốc nước.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Lorastad 10 Tab. cho các trường hợp sau:
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
5 Tác dụng phụ
Thuốc Lorastad 10 Tab. có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn thường gặp là: Đau đầu, khô miệng.
Ngoài ra còn có các tác dụng phụ ít gặp hơn như: chóng mặt. hắt hơi, khô mũi và viêm kết mạc.
Các trường hợp hiếm có thể gặp như: trầm cảm, buồn nôn, kinh nguyệt không đều và choáng phản vệ.
Khi có các dấu hiệu bất thường, ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để có các biện pháp xử trí kịp thời.