Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

2164. NHÓM A - MEBICEFPO (cefpodoxim 50mg; Chai 60ml, Thùng 64c) Mebiphar

Giá bán:
5.0
  • 79,000đ/chai
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính Chai
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

  • Hộp 01 chai x 60 ml

CÔNG THỨC

  • Cefpodoxim proxetil
    Tương đương Cefpodoxim

50 mg

  • Tá dược

vừa đủ 3 g

(Gelucire 14/40, calci hydro phosphat, low-substituted hydroxylpropylcellulose, silicon dioxyd dạng keo, glycerol dibenhenate, croscarmellose sodium, maltodextrin, aspartam, natri clorid, carboxylmethyl cellulose sodium, natri benzoat, acid benzoic, bột mùi chuối, đường trắng)

CHỈ ĐỊNH

  • Cefpodoxim được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm như sau:

+ Bệnh viêm tai giữa cấp do các chủng nhạy cảm S. pneumoniae (trừ các chủng kháng penicilin), S. pyogenes, H. influenzae hoặc M. catarrhalis (bao gồm các chủng sinh beta lactamase).

+ Viêm họng và/ hoặc viêm amidan do Streptococcus pyogenes.

+ Viêm phổi mắc phải cộng đồng gây ra bởi S. pneumoniae hoặc H. influenzae (bao gồm cả các chủng tạo beta – lactamase).

+ Bội nhiễm vi khuẩn cấp tính trong viêm phế quản mãn tính gây ra bởi S. pneumoniae, H. influenzae (các chủng không sinh beta – lactamase), hoặc M. catarrhalis. Không đủ dữ liệu để xác định hiệu quả của thuốc trên các chủng sinh beta – lactamase của H. influenzae.

+ Bệnh lậu niệu đạo và cổ tử cung cấp tính, chưa biến chứng gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae (bao gồm cả các chủng sinh penicillinase).

+ Nhiễm khuẩn hậu môn – trực tràng cấp tính, chưa biến chứng ở phụ nữ do Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng sinh penicillinase), chưa có dữ liệu thiết lập trên nam giới và dữ liệu về việc dùng cefpodoxim proxetil trong điều trị viêm họng do N. Gonorrhoeae ở cả nam và nữ.

+ Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da chưa biến chứng do Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sinh penicillinase) hoặc Streptococcus pyogenes.

+ Viêm xoang hàm trên cấp tính do Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sinh beta – lactamase), Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis.

+ Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa biến chứng (viêm bàng quang) do Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus.

+ Để hạn chế sự đề kháng thuốc và duy trì hiệu quả của Mebicefpo 50mg/5ml, chỉ nên dùng thuốc khi điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm khuẩn bởi những vi khuẩn đã được xác định. Căn cứ vào mức độ đề kháng tại địa phương, dữ liệu dịch tễ học để lựa chọn liệu pháp điều trị thích hợp.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh bị dị ứng với cefpodoxim hoặc nhóm kháng sinh cephalosporin.

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRONG KHI DÙNG THUỐC

  • Trước khi bắt đầu điều trị, phải kiểm tra cẩn thận tiền sử dị ứng của người bệnh với cefpodoxim, cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
  • Đã có báo cáo về tiêu chảy do Clostridium difficile (CDAD), mức độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng có khả năng gây tử vong. Điều trị bằng các chất kháng khuẩn làm phát triển quá mức của C. difficile. Ngưng dùng kháng sinh nếu nghi ngờ hoặc bị tiêu chảy do Clostridium difficile.
  • Nên giảm tổng liều cefpodoxim hàng ngày ở bệnh nhân giảm bài xuất nước tiểu do suy thận, vì nồng độ kháng sinh trong huyết thanh cao và kéo dài. Cefpodoxim, cũng như các cephalosporin khác, nên được dùng thận trọng với những bệnh nhân đang điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu mạnh.
  • Dùng cefpodoxim dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu xảy ra bội nhiễm, nên dùng liệu pháp thích hợp khác.
  • Các loại thuốc kháng khuẩn chỉ được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, không điều trị nhiễm virus (bệnh cảm thông thường). Dùng không đúng liều hoặc thời gian điều trị không đủ có thể giảm hiệu quả của việc điều trị và tăng khả năng phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc.
  • Thông báo với bác sỹ nếu bệnh nhân bị tiêu chảy sau 2 hoặc nhiều tháng ngưng dùng kháng sinh.
  • Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi có chức năng thận bình thường.
  • Thuốc có chứa aspartam, có nguồn gốc từ phenylalanine, có thể gây hại cho người bệnh phenylceton niệu, một tình trạng di truyền hiếm gặp gây tích tụ phenylalanine trong cơ thể.
  • Thuốc này có chứa đường trắng, nếu bệnh nhân không dung nạp hoặc dị ứng với một số loại đường, thông báo với bác sỹ trước khi dùng sản phẩm này.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

  • Thời kỳ mang thai: Cefpodoxim không gây quái thai và chết phôi thai khi dùng trên chuột. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng ở phụ nữ có thai, nên chỉ sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai nếu cần thiết.
  • Thời kỳ cho con bú: Cefpodoxim được tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Do khả năng xảy ra phản ứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, nên cần phải cân nhắc ngưng dùng thuốc, hoặc ngừng cho con bú, tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC

  • Trong trường hợp xảy ra các tác dụng không mong muốn (như chóng mặt, buồn ngủ…), bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC

  • Các thuốc kháng acid làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết thanh và giảm hấp thu cefpodoxim.
  • Probenecid ức chế thải trừ cefpodoxim qua thận nên làm tăng AUC và nồng độ đỉnh trong huyết thanh của cefpodoxim.
  • Theo dõi chặt chẽ chức năng thận khi dùng chung với thuốc độc trên thận.
  • Các thuốc nhóm cephalosporin bao gồm cefpodoxim có thể ảnh hưởng đến kết quả dương tính test Coombs.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC (ADR)

  • Tần suất gặp > 1%:

+ Tiêu chảy: 6%, ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi (1 tháng – 2 tuổi) là 12,8%.

+ Chứng hăm tã/ nổi ban nấm da: 2% (bao gồm bệnh nấm monilia), ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là 8,5%.

+ Phát ban da khác: 1,8%.

+ Nôn mửa: 2,3%

  • Tần suất gặp < 1%:

+ Cơ thể: Đau bụng cục bộ, cứng bụng, nhức đầu, nhiễm nấm monilia, đau bụng thông thường, suy nhược, sốt, nhiễm nấm.

+ Tiêu hóa: Buồn nôn, nhiễm nấm monilia, chán ăn, khô miệng, viêm miệng, viêm đại tràng giả mạc.

+ Máu và bạch huyết: Tăng tiểu cầu, dương tính test Coombs, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, kéo dài thời gian đông máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

+ Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng men gan (SGPT).

+ Cơ – xương: Đau cơ.

+ Thần kinh: Ảo giác, chứng tăng động, kích động, buồn ngủ.

+ Hô hấp: Chảy máu cam, viêm mũi.

+ Da: Bệnh nấm da monilia, nổi mày đay, viêm da do nấm, mụn trứng cá, viêm da tróc vảy, nổi ban sần.

+ Giác quan: Sai vị giác.

  • Ảnh hưởng của thuốc đến giá trị xét nghiệm:

+ Gan: Tăng tạm thời AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT, phosphatase kiềm, bilirubin và LDH.

+ Huyết thanh: Tăng tế bào máu, tăng đường huyết, hạ đường huyết, giảm anbumin huyết, giảm protein huyết, tăng kali huyết và hạ natri huyết.

+ Thận: Tăng BUN và creatinine.

+ Hầu hết những bất thường này là thoáng qua và không có ý nghĩa lâm sàng.

  • Các phản ứng phụ nghiêm trọng sau đây đã được báo cáo:

+ Phản ứng dị ứng bao gồm hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng và các phản ứng giống như bệnh huyết thanh, viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy ra máu kèm đau bụng, viêm loét đại tràng, chứng chảy máu trực tràng với hạ huyết áp, sốc phản vệ, tổn thương gan cấp tính, phơi nhiễm tử cung với sảy thai, viêm thận xuất huyết, thâm nhiễm phổi với tăng bạch cầu ưa eosin và viêm da mí mắt.

  • Các phản ứng phụ của kháng sinh nhóm cephalosporin:

+ Rối loạn chức năng thận, bệnh thận nhiễm độc, rối loạn chức năng gan bao gồm ứ mật, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, xuất huyết, mất bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu. Nếu xảy ra động kinh, ngưng dùng thuốc.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

  • Triệu chứng quá liều: Nôn, buồn nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
  • Xử trí quá liều: Thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc có thể loại bỏ cefpodoxim ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong trường hợp có tổn thương chức năng thận.

ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC

  • Nhóm dược lý: Nhóm cephalosporin thế hệ 3.
  • Mã ATC: J01DD13
  • Cơ chế tác dụng:
  • Cefpodoxim có tác dụng với các vi khuẩn sau đây, cả trong ống nghiệm và trong các nhiễm khuẩn lâm sàng:

+ Cefpodoxim là tác nhân kháng khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

+ Cefpodoxim là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có độ bền vững cao trước sự tấn công của các beta – lactamase, cả penicillinase và cephalosporinase do các khuẩn gram âm và gram dương tạo ra.

  • Cơ chế đề kháng: Khả năng đề kháng Cefpodoxim chủ yếu là do thủy phân bằng beta –lactamase, sự thay đổi của các protein gắn kết penicillin (PBPs) và giảm tính thấm.

+ Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus (các chủng nhạy cảm với methicillin, bao gồm cả những chủng tạo ra penicillinase), Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus pneumoniae (không bao gồm chủng kháng penicillin), Streptococcus pyogenes.

+ Vi khuẩn Gram âm: Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sinh beta – lactamase), Moraxella catarrhalis, Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng sinh penicillinase).

  • Cefpodoxim có tác dụng trong ống nghiệm với các vi khuẩn sau đây, hiệu quả điều trị lâm sàng chưa được thiết lập:

+ Vi khuẩn Gram dương: Streptococcus agalactiae, Streptococcus spp. (Nhóm C, F, G).

+ Vi khuẩn Gram âm: Citrobacter diversus, Klebsiella oxytoca, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri, Haemophilus parainfluenzae.

+ Vi khuẩn Gram dương kỵ khí: Peptostreptococcus magnus.

ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Cefpodoxim proxetil ít tác dụng kháng khuẩn khi chưa được thủy phân thành cefpodoxim trong cơ thể. Cefpodoxim proxetil được hấp thu qua đường tiêu hóa và được khử este thành chất chuyển hóa cefpodoxim có tác dụng. Sinh khả dụng của cefpodoxim khoảng 50%. Thức ăn làm chậm hấp thu cefpodoxim (Tmax tăng 48%). Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng 2 – 3 giờ và có giá trị trung bình 1,5 µg/ ml.
  • Dược động học của cefpodoxim đã được khảo sát ở 29 bệnh nhân từ 1-17 tuổi. Mỗi bệnh nhân dùng một liều đơn 5 mg/ kg hỗn dịch uống cefpodoxim. Lấy mẫu huyết tương và nước tiểu trong thời gian12 giờ sau khi dùng thuốc. Các nồng độ thuốc trong huyết tương được báo cáo từ nghiên cứu này như sau:
  • Các đối tượng bệnh nhân đặc biệt:
  • Phân bố: Khoảng 22 – 33% cefpodoxim liên kết với protein huyết thanh và 21 – 29% liên kết với protein huyết tương.
  • Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa ít trong cơ thể.
  • Thải trừ: Khoảng 29 – 33% liều dùng được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua đường tiểu trong 12 giờ. Thời gian bán thải là 2,09 – 2,84 giờ. Không có sự tích lũy thuốc và thay đổi về dược động học khi dùng nhiều liều.

+ Bệnh nhân suy thận: Sự thải trừ của cefpodoxim bị giảm ở bệnh nhân suy thận trung bình đến nặng (độ thanh thải creatinin < 50ml/ phút). Ở bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin 50 – 80ml/ phút) thời gian bán thải trung bình của cefpodoxim là 3,5 giờ. Ở bệnh nhân suy thận trung bình (độ thanh thải creatinin 30 – 49ml/ phút) hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin 5 – 29ml/ phút) thời gian bán thải tăng lên tương ứng đến 5,9 và 9,8 giờ. Khoảng 23% liều dùng thuốc bị thải trừ trong 3 giờ thẩm tách máu tiêu chuẩn.

+ Bệnh nhân suy gan (xơ gan): Hấp thu thuốc bị giảm nhẹ và thải trừ thuốc không thay đổi ở bệnh nhân xơ gan. Thời gian bán thải trung bình và độ thanh thải thận ở bệnh nhân xơ gan tương tự như các thông số thu được trong các nghiên cứu ở người khỏe mạnh. Cổ trướng dường như không ảnh hưởng đến các giá trị ở bệnh nhân xơ gan. Không cần điều chỉnh liều dùng ở các bệnh nhân này.

+ Bệnh nhân cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều ngoại trừ bị suy thận. Ở người cao tuổi khỏe mạnh, thời gian bán thải trung bình của thuốc trong huyết tương là 4,2 giờ (3,3 giờ ở người trẻ tuổi) và khoảng 21% liều dùng được thu hồi trong nước tiểu sau khi dùng liều 400 mg/ 12 giờ. Các thông số dược động học khác (Cmax, AUC và Tmax) không thay đổi so với các thông số quan sát thấy ở những người trẻ khỏe mạnh.

CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG:

  • Cách dùng:

+ Lắc cho bột tơi hoàn toàn sau đó cho nước ấm đến vạch trên thân chai và lắc kỹ.

+ Thêm nước nếu cần thiết cho đến vạch.

+ Hỗn dịch sau khi pha, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh (2° - 8°C) dùng trong vòng 14 ngày.

+ Bệnh nhân bị suy thận: Đối với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút), nên tăng khoảng cách giữa các liều lên 24 giờ. Ở bệnh nhân duy trì thẩm tách máu, tần suất nên dùng 3 lần/ tuần sau khi thẩm tách máu.

Bệnh nhân xơ gan: Không cần điều chỉnh liều.

+ Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi chưa được thiết lập.

HẠN DÙNG:

  • 36 tháng kể từ ngày sản xuất. 14 ngày sau khi pha thành dạng hỗn dịch.

BẢO QUẢN

  • Nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng và ẩm.
  • Hỗn dịch sau khi pha, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh (2° - 8°C).

Gọi ngay
Chat với chung tôi qua Messenger
Chat với chung tôi qua Zalo
Để lại lời nhắn cho chung tôi