CHI TIẾT SẢN PHẨM
Dung dịch tiêm Dimedrol 10mg/ml Vĩnh Phúc điều trị viêm mũi dị ứng (100 ống)
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Quy cách | Hộp 100 Ống |
Thành phần | |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Nhà sản xuất | VĨNH PHÚC |
Số đăng ký | VD-24899-16 |
Thành phần của Dung dịch tiêm Dimedrol 10mg/ml
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Diphenhydramine | 10mg |
Công dụng của Dung dịch tiêm Dimedrol 10mg/ml
Chỉ định
Thuốc Dimedrol được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Triệu chứng dị ứng do giải phóng histamin, bao gồm viêm mũi dị ứng và bệnh da dị ứng.
- Nôn hoặc chóng mặt.
- Các phản ứng loạn trương lực do phenothiazine.
Dược lực học
Diphenhydramin là một thuốc kháng histamin H1, thế hệ thứ nhất, thuộc nhóm dẫn xuất ethanolamin. Diphenhydramin cạnh tranh với histamin ở thụ thể histamin H1 và do đó ngăn cản tác dụng của histamin, tác nhân gây ra các biểu hiện dị ứng đặc trưng ở đường hô hấp (ho), mũi (ngạt mũi, số mũi), da (ban đỏ, ngứa). Diphenhydramin còn có tác dụng gây ngủ và kháng cholinergic mạnh.
Diphenhydramin được dùng để phòng và điều trị buồn nôn, nôn, tác dụng này một phần là do tính chất kháng cholinergic và ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc. Do tính chất kháng muscarin, diphenhydramin được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống parkinson khác để điều trị sớm chứng run trong hội chứng parkinson và thuốc cũng có thể có ích trong điều trị các phản ứng ngoại tháp do thuốc gây ra. Nhưng cũng cần lưu ý là bản thân diphenhydramin cũng có thể gây phản ứng ngoại tháp.
Dược động học
Diphenhydramin được hấp thu hoàn toàn sau khi tiêm. Diphenhydramin phân bố rộng rãi vào các cơ quan, mô của cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương. Diphenhydramin qua được nhau thai và vào được sữa mẹ. Tỷ lệ liên kết với protein huyết cao, khoảng 80 – 85% in vitro. Tỷ lệ gắn với protein ít hơn ở người xơ gan và người châu Á (so với người da trắng).
Diphenhydramin được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa, một lượng rất ít đào thải dưới dạng không chuyển hóa. Ở người khỏe mạnh, thời gian bán thải của thuốc là từ 2,4 – 9,3 giờ. Thời gian bán thải kéo dài ở người xơ gan.
Cách dùng Dung dịch tiêm Dimedrol 10mg/ml
Cách dùng
Dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Khi tiêm bắp cần tiêm sâu.
Khi tiêm tĩnh mạch phải tiêm chậm, người bệnh ở tư thế nằm.
Liều dùng
Liều thường dùng cho người lớn và thiếu niên
Chữa dị ứng, chống loạn trương lực cơ
Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 10 – 50mg/lần.
Chống nôn, hoặc chống chóng mặt
Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 10mg khi bắt đầu điều trị, có thể tăng tới 20 đến 50mg, 2 hoặc 3 giờ một lần.
Giới hạn kê đơn thông thường cho người lớn
Tối đa 100mg/liều hoặc 400mg/ngày. Tốc độ tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 25mg/phút.
Liều thường dùng cho trẻ em
Chữa dị ứng, chống nôn, chóng mặt
Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1,25mg/kg hoặc 37,5mg/m2, 4 lần mỗi ngày, không tiêm quá 300mg/ngày.
Chống loạn trương lực cơ
Tiêm bắp, tĩnh mạch 0,5 – 1mg/kg/liều.
Liều dùng cho người tuổi cao
25mg/lần, 2 - 3 lần mỗi ngày, tăng dần nếu cần.
Người suy thận
Cần tăng khoảng cách dùng thuốc:
- Tốc độ lọc cầu thận bằng hoặc hơn 50ml/phút: Cách 6 giờ/lần.
- Tốc độ lọc cầu thận 10 - 50ml/phút (suy thận trung bình): Cách 6 – 12 giờ/lần.
- Tốc độ lọc cầu thận dưới 10ml/phút (suy thận nặng): Cách 12 – 18 giờ/lần.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng quá liều
Tuy thuốc có chỉ số điều trị cao, nhưng quá liều có thể xảy ra tử vong, đặc biệt ở trẻ em. Khi dùng đồng thời với rượu, với phenothiazine, thuốc cũng có thể gây ra ngộ độc rất nặng. Triệu chứng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện chủ yếu là mất điều hòa, chóng mặt, co giật, ức chế hô hấp. Ức chế hô hấp đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng ngoại tháp có thể xảy ra nhưng thường muộn, sau khi uống thuốc an thần phenothiazin. Có nhịp nhanh xoang, kéo dài thời gian Q - T, block nhĩ - thất, phức hợp QRS dãn rộng, nhưng hiếm thấy loạn nhịp thất nghiêm trọng.
Xử trí
Trong trường hợp co giật, cần điều trị bằng diazepam 5 – 10mg tiêm tĩnh mạch (trẻ em 0,1 – 0,2mg/kg). Khi có triệu chứng kháng cholinergic nặng ở thần kinh trung ương, kích thích, ảo giác, có thể dùng physostigmin với liều 1 – 2mg tiêm tĩnh mạch (trẻ em 0,02 – 0,04mg/kg).
Tiêm chậm tĩnh mạch liều này trong ít nhất 5 phút, và có thể tiêm nhắc lại sau 30 – 60 phút. Tuy vậy, cần phải có sẵn atropin để đề phòng trường hợp dùng liều physostigmin quá cao. Khi bị giảm huyết áp, truyền dịch tĩnh mạch và nếu cần, truyền chậm tĩnh mạch noradrenalin. Một cách điều trị khác là truyền tĩnh mạch chậm dopamin (liều bắt đầu: 4 – 5microgam/kg/phút).
Ở người bệnh có triệu chứng ngoại tháp khó điều trị, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 2 – 5mg biperiden (trẻ em 0,04mg/kg), có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút.
Cần xem xét tiến hành hô hấp hỗ trợ. Không dùng các thuốc loại cafein, long não vì có thể gây co giật.
Làm gì khi quên 1 liều?
Thuốc chỉ được sử dụng tại cơ sở y tế, dưới sự theo dõi và giám sát của nhân viên y tế nên hiếm khi có trường hợp quên liều xảy ra.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Dimedrol, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tác dụng gây buồn ngủ là ADR có tỷ lệ cao nhất trong những thuốc kháng histamin loại ethanolamin (trong đó có diphenhydramin).
Khoảng một nữa số người điều trị với liều thường dùng các của thuốc này bị ngủ gà. Tỷ lệ ADR về tiêu hóa thấp hơn. Những ADR khác có thể do tác dụng kháng muscarin gây nên.
Thường gặp, ADR > 1/100
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
- Tim mạch: Giảm huyết áp, đánh trống ngực, phù.
- Hệ thần kinh trung ương: An thần, chóng mặt, kích thích nghịch thường, mất ngủ, trầm cảm.
- Da: Mẫn cảm với ánh sáng, ban, phù mạch.
- Sinh dục – niệu: Bí đái.
- Gan: Viêm gan.
- Thần kinh – cơ, xương: Đau cơ, dị cảm, run.
- Mắt: Nhìn mờ.
- Hô hấp: Co thắt phế quản, chảy máu cam.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Có thể làm giảm phần lớn các ADR nhẹ bằng cách giảm liều diphenhydramin hoặc dùng thuốc kháng histamin khác.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.