CHI TIẾT SẢN PHẨM
SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Chai 200 viên
Số đăng ký: VD-29890-18
CÔNG THỨC
Bromhexin hydroclorid...............................4mg
Tá dược...............................vừa đủ 1 viên
(Tinh bột mì, Avicel 101, Manitol, Xanh patent, Vàng tartrazine,..)
CHỈ ĐỊNH
Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Trong khi dùng bromhexin cần tránh phối hợp với các thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
Do có nguy cơ làm tiêu dịch nhầy, nên có thể hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày; vì vậy, khi dùng cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.
Cẩn thận khi dùng cho người bệnh bị hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hóa có thể bị giảm ở người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần thận trọng và theo dõi.
Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu, trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi, vì không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng khả năng ứ đờm.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thời kỳ mang thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về dùng bromhexin cho người mang thai, vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Chưa biết bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ cho con bú. Nếu cần dùng thì tốt nhất là không cho con bú.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt nên sử dụng thận trọng cho những người bệnh đang lái tàu xe và vận hành máy móc nhạy cảm với thuốc.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC
Không phối hợp với các thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin (hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin.
Không phối hợp với các thuốc chống ho.
Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Như vậy, bromhexin có thể có tác dụng như thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.
Nghiên cứu dược động học của chất chuyển hóa chính cho thấy thức ăn làm tăng sinh khả dụng của bromhexin hydroclorid.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)
* Ít gặp:
Tiêu hóa: đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi.
Da: ban da, mày đay.
Hô hấp: nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm
* Hiếm gặp:
Tiêu hóa: khô miệng
Gan: tăng enzym transaminase AST, ALT
Thông báo cho bác sỹ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Quá liều : không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc.
Xử trí: tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG
*Cách dùng: Dùng đường uống, uống với 1 cốc nước.
*Liều dùng:
Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: uống 8 – 16 mg/lần, ngày uống 3 lần.
Trẻ em 5 – 10 tuổi: uống 4mg/lần, ngày uống 3 lần
Trẻ em 2 – 5 tuổi: uống 4mg/lần, ngày 2 lần
Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi
Thời gian điều trị không quá 8 – 10 ngày, trừ khi có ý kiến của thầy thuốc
Lưu ý: nên lựa chọn thuốc có hàm lượng phù hợp với liều sử dụng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.