Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

2804. SCD CEFRADINE 500mg (Cefradin 500mg; Hộp 3 vỉ bấm x 10 viên nang, thùng 192h) Pymepharco

Giá bán:
5.0
  • 2,767đ/viên
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính Hộp
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Thuốc Pyfaclor 500mg Pymepharco điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (12 viên)

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 1 Vỉ x 12 Viên

Thành phần

Cefaclor

Chỉ định

Viêm tai giữaViêm xoangNhiễm trùng tiết niệuNhiễm trùng da và mô mềm

Chống chỉ định

Dị ứng thuốc

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

PYMEPHARCO

Số đăng ký

VD-23850-15

Thành phần của Thuốc Pyfaclor 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Cefaclor

500mg

Công dụng của Thuốc Pyfaclor 500mg

Chỉ định

Thuốc Pyfaclor 500 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm: Viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp, kể cả viêm họng.
  • Điều trị bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng.

Dược lực học

Cefaclor là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp thế hệ 2, dùng đường uống. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp mucopeptid thành tế bào vi khuẩn.

Các thử nghiệm in vitro cho thấy cefaclor có tác dụng đối với các chủng vi khuẩn: Staphylococcus kể cả những chủng tạo ra penicillinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính; Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, (Streptococcus tan huyết beta nhóm A); Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae (kể cả những chủng tạo ra beta lactamase, kháng ampicillin); Escherichia coli; Proteus mirabilis; Klebsiella spp.; Citrobacter diversus, Bacteroides spp. (ngoại trừ Bacteroides fragilis); Neisseria gonorrhoeae. 

Dược động học

Cefaclor được hấp thu rất tốt sau khi uống. Tổng số thuốc hấp thu giống nhau dù bệnh nhân dùng lúc đói hay no. Tuy nhiên, khi dùng chung với thức ăn, nồng độ đỉnh chỉ đạt được 50 - 70% so với nồng độ đỉnh đạt được khi bệnh nhân nhịn đói và đạt được chậm hơn khoảng 45 - 60 phút. Sau khi dùng liều 250 mg, 500 mg và 1 g ở tình trạng đói, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh tương ứng là 7 mg/L, 13 mg/L và 23mg/L, đạt được sau 30 - 60 phút.

Thuốc phân phối rộng đến khắp các mô của cơ thể. Khoảng 25% thuốc gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán huỷ trung bình trong huyết thanh ở người bình thường khoảng 1 giờ (từ 0,6 - 0,9 giờ).

Ở bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, thời gian bán hủy thường kéo dài hơn một chút.

Ở bệnh nhân suy giảm hoàn toàn chức năng thận, thời gian bán huỷ trong huyết thanh của dạng thuốc ban đầu là 2,3 - 2,8 giờ.

Lọc máu làm giảm thời gian bán huỷ của thuốc khoảng 25 - 30%.

Cách dùng Thuốc Pyfaclor 500mg

Cách dùng

Thuốc Pyfaclor 500 mg Dùng đường uống, uống vào lúc đói.

Liều dùng

Người lớn:

Liều thông thường 250 mg mỗi 8 giờ. Liều tối đa 4 g/ngày.

Viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới liều 250 - 500 mg, ngày 2 lần hoặc 250 mg, ngày 3 lần.

Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn: Dùng liều 500 mg, ngày 3 lần.

Để điều trị viêm niệu đạo do lậu cầu: Liều duy nhất 3 g phối hợp với 1 g probenecid.

Bệnh nhân suy thận:

Suy giảm chức năng thận nhẹ đến trung bình: Không cần điều chỉnh liều dùng. 

Trường hợp suy thận nặng: Nếu độ thanh thải creatinin 10 - 50 ml/phút, dùng 50% liều thường dùng. Nếu độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.

Người bệnh phải thẩm tách máu:

Khi thẩm tách máu, nửa đời của cefaclor trong huyết thanh giảm 25 - 30%. Vì vậy, đối với người bệnh phải thẩm tách máu đều đặn, nên dùng liều khởi đầu 250 - 500 mg cứ 6 - 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.

Trẻ em:

Liều thông thường 20 mg/kg/ngày, chia ra uống mỗi 8 giờ.

Đối với viêm phế quản và viêm phổi: Dùng liều 20 mg/kg/ngày chia làm 3 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn có thể dùng 40mg/kg/ngày chia làm nhiều lần. Liều tối đa 1 g/ngày.

Khi sử dụng thuốc ở trẻ em, cần lựa chọn dạng bào chế phù hợp.

Với việc chia liều (có thể sử dụng dạng viên nang cứng chứa 250 mg cefaclor hay dạng thuốc cốm cefaclor để chia liều cho phù hợp).

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Dấu hiệu và triệu chứng

Sau khi uống quá liều bệnh nhân có các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy. Mức độ đau thượng vị và tiêu chảy phụ thuộc vào liều lượng. Nếu có thêm các triệu chứng khác, có thể là do phản ứng thứ phát của một bệnh tiềm ẩn, của phản ứng dị ứng hay tác động của chứng ngộ độc khác kèm theo.

Điều trị

Điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp nâng đỡ tổng trọng, bao gồm duy trì khí đạo, làm khí máu và điện giải đồ huyết thanh. Có thể dùng than hoạt tính. Không nên dùng thuốc lợi tiểu mạnh, thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu với than hoạt để điều trị quá liều. Ngoại trừ trường hợp uống liều gấp 5 lần liều bình thường, không cần thiết phải áp dụng biện pháp rửa dạ dày.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Pyfaclor 500 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy.
  • Da: Ban da dạng sởi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Test Coombs trực tiếp dương tính.
  • Máu: Tăng tế bào lympho, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính. 
  • Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn. 
  • Da: Ngứa, nổi mày đay.
  • Tiết niệu - sinh dục: Viêm âm đạo, bệnh nấm Candida.

Hiếm gặp, ADR < 1/100

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell. Phản ứng giống bệnh huyết thanh hay gặp ở trẻ em hơn người lớn: Ban đa dạng, viêm hoặc đau khớp, sốt hoặc không, có thể kèm theo hạch to, protein niệu.
  • Máu: Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.
  • Tiêu hoá: Viêm đại tràng màng giả
  • Gan: Tăng enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật. 
  • Thận: Viêm thận kẽ hồi phục, tăng nhẹ urê huyết hoặc creatinin huyết thanh hoặc xét nghiệm nước tiểu không bình thường.
  • Thần kinh trung ương: Cơn động kinh (với liều cao và suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng bồn chồn, mất ngủ.
  • Nhiễm khuẩn da, viêm xoang, viêm niệu đạo do lậu cầu. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Gọi ngay
Chat với chung tôi qua Messenger
Chat với chung tôi qua Zalo
Để lại lời nhắn cho chung tôi