Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

3311. Tiphadol 650 (Paracetamol 650mg; Chai 100 viên, thùng 171c) Tipharco

Giá bán:
5.0
  • 300 đ/viên
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính Chai
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco.

Số đăng ký: VD-17535-12

1/- Thành phần: 

Công thức cho 1 viên nén dài: Paracetamol.......650 mg

Tá dược: Tinh bột mì, Lactose, Eragel, Natri lauryl sulfat, Hydroxypropyl methyl cellulose, Talc, Magnesi stearat, Macrogol 6000, Cồn 70°, Nước tinh khiết vừa đủ 1 viên.

2/- Chỉ định:

Hạ sốt, giảm đau. Dùng trong các trường hợp đau đầu, cảm sốt, đau mình, đau bụng kinh.

3/- Chống chỉ định:

- Người bệnh quá mẫn với Paracetamol.

- Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

4/- Thân trong và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc:

- Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu có thể xảy ra khi dùng liều cao và kéo dài.

- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính đối với gan của Paracetamol. 

- Thận trọng khi dùng cho người bị thiếu máu, phụ nữ có thai.

- Thận trọng với người suy giảm chức năng gan hoặc thận. 

- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). 

5/ -Tương tác thuốc: 

- Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.

- Có khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.

- Không nên dùng liều cao Paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc Isoniazid.

6/- Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng Paracetamol ở người mang thai khi thật cần. Nghiên cứu ở người mẹ dùng Paracetamol sau khi sinh cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

7/- Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không gây ngủ nên sử dụng được cho người lái xe và vận hành máy móc.

8/ - Tác dụng không mong muốn:

- Ít gặp: Ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu. Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. -

- Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.

Thông báo cho Bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 

9/- Cách dùng và liều lượng: Khoảng cách giữa các lần uống 4 – 6 giờ. Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 325 – 650mg/lần, không quá 4g/ngày.

10/- Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Nhiễm độc Paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 – 10g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Triệu chứng chủ yếu là: buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả; thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp và suy tuần hoàn. 

Xử trí: điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thu Paracetamol, có thể dùng Methionin nếu không có N - acetylcystein.