Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

3453. Bidiferon (Sắt (Sắt Sulfat khô) 50mg; Acid Folic 0.35 mg; Hộp 100 viên bao phim_Thùng 60H) Bidiphar

Giá bán:
5.0
  • 580đ/viên
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính Hộp
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Nhà sản xuất: Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar)

Số đăng ký: VD-31296-18

1. Thành phần

Thành phần công thức thuốc: cho 1 viên nén bao phim:

Thành phần hoạt chất: Sắt (dưới dạng sắt (II) sulfat khô) 50mg, Acid folic 0,35mg.

Thành phần tá dược: D-manitol, Era-gel, microcrystalline cellulose, copovidon, crospovidon, tale, natri stearyl fumarate, colloidal silicon dioxide, Opadry red 2.

2. Công dụng (Chỉ định)

Điều trị dự phòng thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ khi thức ăn không cung cấp đủ lượng cần thiết.

Không được dùng chính trong dự phòng nguy cơ bất thường của sự đóng ống thần kinh phổi.

Bidiferon dùng được ở phụ nữ mang thai.

3. Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng

Một viên mỗi ngày (tương đương 50mg sắt nguyên tố và 0,35mg acid folic) trong 2 tháng cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4 của thai kỳ).

Cách dùng

Uống nguyên viên với nhiều nước. Không nhai hay ngậm viên trong miệng.

Tốt nhất nên uống trước bữa ăn, tuy nhiên có thể điều chỉnh theo dung nạp của đường tiêu hóa.

- Quá liều

Những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ em do vô tình nuốt phải. Các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại từ niềm mục tiêu hóa dẫn tới đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, sốc với suy thận cấp, suy gan, và hôn mê co giật.

Cách xử trí khi dùng thuốc quá liều:

Cần điều trị càng sớm càng tốt, tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri bicarbonat 1%.

Tùy vào nồng độ sắt huyết thanh, việc dùng tác nhân chelat có thể được khuyến cáo, nhất là khi dùng deferoxamin. Nếu cần, xin tham khảo thêm từ thông tin sản phẩm của Deferoxamin.

4. Chống chỉ định

Quá mẫn với sắt, acid folic hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

Quá tải chất sắt.

Bệnh thalassemia.

Thiếu máu dai dẳng.