Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

3678. ERYTHROMYCIN (Erythromycin 500mg; Chai 200 viên nén bao phim, Thùng 70c) Khánh Hòa

Giá bán:
5.0
  • 1,725đ/viên
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Nhà sản xuất : Cty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa 

Số đăng ký : 893110287423 

Thành phần
Erythromycin 500mg
Tá dược gồm: Tinh bột mì, avicel M101 (microrystallin cellulose), natri starch glycolat type A, magnes stearat, hydroxypropyl methylcelulose (HPMC) 2910, polyethylen glycol (PEG), talc, titan dioxyd, màu erythrosin lake vừa đủ 1 viên bao phim

Qui cách đóng gói : Chai 200 viên nén bao phim

Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Erythromycin được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Erythromycin.
Erythromycin có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm amidan, áp xe xung quanh amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, nhiễm trùng thứ phát trong bệnh cúm và cảm thông thường.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: khí quản, viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm phổi, (viêm thùy phổi, viêm phế quản phổi, viêm phổi không điển hình), giãn phế quản, các nhiễm khuẩn do Legionnella.
Nhiễm khuẩn tai: viêm tai giữa và viêm tai ngoài, viêm xương chũm.
Nhiễm khuẩn răng miệng: viêm lợi, viêm họng Vincent.
Nhiễm khuẩn mắt: viêm mí mặt.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: nhọt và cụm nhọt, áp xe, mụn trứng cá và mụn mủ, chốc lỡ, viêm mô tế bào, viêm quầng.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: viêm túi mật, viêm ruổ do tụ cầu khuẩn.
Dự phòng: trước và sau phẫu thuật chấn thương, bỏng, sốt thấp khớp.
Các nhiễm khuẩn khác: viêm tủy xương, viêm niệu đạo, bệnh lậu, giang mai, viêm hạch bạch huyết ở bẹn, bạch hầu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh ban đỏ, bệnh u hạt lympho sinh dục (lymphogranuloma venereum-LGV)

Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
Quá mẫn với erythromycin hoặc với bất cứ thành phần nào trong công thức.
Không phối hợp với terfenadin, đặc biệt trường hợp người có bệnh tim, loạn nhịp, nhịp tim chậm, khoảng Q - T kéo dài, tim thiếu máu cục bộ, hoặc người bệnh có rối loạn điện giải.
Chống chỉ định sử dụng đồng thời erythromycin với các thuốc: simvastatin, tolterodin, mizolastin, amisulpril, astemizol, terfenadin, domperidon, cisaprid hoặc pimozid.
Erythromycin chống chỉ định dùng đồng thời với ergotamin và dihydroergotamin.

Liều dùng và cách dùng
*Cách dùng:
Thuốc có thể uống với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày nhưng không được uống với sữa hoặc đồ uống có tính acid.
*Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi:
Nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến trung bình 1-2 ngày chia thành 2-4 lần uống.
Nhiễm trùng nặng: 4g/ngày, chia làm nhiều lần uống. Liều cao hơn 1g/ngày nên chia ra nhiều hơn hai lần.
Trẻ em dưới 8 tuổi: dùng dạng bào chế khác có hàm lượng phù hợp.
Điều chình liều cho người suy thận: liều erythromycin tối đa là 1,5g/ngày được khuyến cáo cho người bị suy thận nặng.
Liều đối với một số bệnh cụ thể:
Bệnh giang mai sơ cấp: 30-40g được chia theo liều trong khoảng 5-15 ngày.
Ho gà: 30-50mg/kg/ngày chia theo liều trong khoảng từ 10-15 ngày.
Nhiễm khuẩn do Legionella: Uống 1-4g/ ngày, chia nhiều lần, trong 21 ngày. chú ý: không keoos dài hơn thời gian điều trị và sử dụng cho người ngoại trú.
Viêm niệu dạo không do lậu (đồng nhiễm C.trahomalis): Uống 500mg/lần, 4 lần/ngày, trong 7 ngày.
Để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân phẫu thuật, dùng liều 500mg cho người lớn 1g (trẻ em 20mg/kg) 2 giờ trước khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật, dùng liều 500mg cho người lớn (tre em 10mg/kg) uống mỗi 6 giờ, lặp lại đủ 8 liều.
Dự phòng nhiễm khuẩn Streptococcus ở bệnh nhân sốt thấp khớp hay bệnh tim: liều 250mg x 2 lần/ngày.
Mụn trúng cá: liều khởi đầu 250mg x lần/ngày, có thể giảm liều duy trì còn 250mg, 1 lần/ngày sau 1 tháng tùy theo đáp ứng.
Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

Tác dụng phụ
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: tăng bạch cầu ưa eosin
Tuần hoàn: kéo dài thời gian QT, xoắn đỉnh, loạn nhịp thất và chứng tim đập nhanh.
Rối loạn tai và mê đạo: điếc, ù tai, đã có báo cáo mất thính lực có hồi phục xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân suy thận haocjw dùng liều cao.
Rối loạn tiêu hóa: đau bụng vùng thượng vị, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chứng khó tiêu. Chứng hẹp môn vị phì đại trẻ em, viêm đại tràng màng giả, viêm tụy.
Những rối loạn chung liên quan đến đường dùng của thuốc: đau ngực, sốt, khó tiêu.
Rối loạn gan, mật: viêm gan ứ mật, vàng da, rối loạn, chức năng gan, gan to, viêm gan, xét nghiệm chức năng gan bất thường (transaminase tăng, bilirubin huyết tăng).
Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng dị ứng khác nhau đã xảy ra từ nổi mề đay và phát ban nhẹ đến phản vệ.
Rối loạn hệ thần kinh: đã có báo cáo về rối loạn hệ thần kinh trung ương thoáng qua gồm lú lẫn, co giật và chóng mặt.
Rối loạn tâm thần: ảo giác.
Rối loạn thận và tiết niệu: viêm thận kẽ.
Da: phát ban, ngứa, nổi mề đay, ngoại ban, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng.
Rối loạn mạch máu: hạ huyết áp
Ghi chú: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Do tác dụng không mong muốn chóng mặt. Người bệnh cần thận trọng khi tham gia các hoạt đọng đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Erythromycin đi qua nhau thai. vì vậy không dùng erythromycin cho người mang thai, trừ khi không còn liệu pháp nào thay thế và phải theo dõi thận cẩn thận.
Phụ nữ cho con bú: Erythromycin tiết vào sữa mẹ, thuốc cần dùng thận trọng cho phụ nữ cho con bú.

Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
Thuốc có chưa tinh bột mì nên bệnh nhân celiac, người dị ứng với lúa mì (khác bệnh celiac) không nên dùng thuốc này,
Cần sử dụng rất thận trọng cho người bệnh gan hoặc suy gan. Nên kiểm tra theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc.
Cần phải rất thận trọng khi dùng với người bệnh loạn tim và có các bệnh khác về tim. Trong trường hợp này, tương tác thuốc có thể gây tác dụng chết người.
Erythromycin có thể làm yếu cơ nặng thêm đối với người bệnh bị chứng nhược cơ năng.
Erythromycin cần sử dụng thận trọng với người cao tuổi do nguy cơ về tác dụng phụ tăng.
Dùng Erythromycin dài ngày có thể dẫn tới bội nhiễm nấm và vi khuẩn, đặc biệt nhiễm Clostridium difficile gây ỉa chảy và viêm kết tràng.
Chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ có thể có liên quan đến dùng macrolid trong đó có erythrmycin trong thời kì cho con bú khi mẹ dùng macrolid.

Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
Chống chỉ định dùng phối hợp astemizole hoặc terfenadine với erythromycin vì nguy cơ độc với tim như xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất và tử vong.
Cần thận trọng khi dùng erythromycin cùng với các thuốc sau đây:
Erythromycin làm giảm sự thanh thải trong huyết tương và kéo dài thời gian tác dụng của alfentanil.
Erythromycin có thể ức chế chuyển hóa của carbamazepine và acid valproic, làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương và làm tăng độc tính.
Erythromycin có thể đẩy hoặc ngăn chặn không cho chloramphenicol hoặc lincomycin gắn với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn, do đó đối kháng tác dụng của những thuốc này.
Các thuốc kìm khuẩn có thể ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn của penicillin trong điều trị viêm màng não hoặc các trường hợp cần có tác dụng diệt khuẩn nhanh. Tốt nhất là tránh phối hợp.
Erythromycin làm tăng nồng độ của digoxin trong máu do tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột làm cho digoxin không bị mất hoạt tính.
Erythromycin làm giảm sự thanh thải của các xanthin như aminophylline, theophylline, caffeine, do đó làm tăng nồng độ của những chất này trong máu. Nếu cần, phải điều chỉnh liều.
Erythromycin có thể kéo dài quá mức thời gian prothrombin và làm tăng nguy cơ chảy máu khi điều trị kéo dài bằng warfarin, do làm giảm chuyển hóa và độ thanh thải của thuốc này. Cần phải điều chỉnh liều warfarin và theo dõi chặt chẽ thời gian prothrombin.
Erythromycin làm giảm độ thanh thải của midazolam hoặc triazolam và làm tăng tác dụng của những thuốc này.
Dùng liều cao erythromycin với các thuốc có độc tính với tai ở người bệnh suy thận có thể làm tăng tiềm năng độc tính với tai của những thuốc này.
Phối hợp erythromycin với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng tiềm năng độc với gan.
Erythromycin làm tăng nồng độ cyclosporin trong huyết tương và tăng nguy cơ độc với thận.
Erythromycin ức chế chuyển hóa của ergotamine và làm tăng tác dụng co thắt mạch của thuốc này.
Dùng erythromycin cùng với lovastatin có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng