CHI TIẾT SẢN PHẨM
Nhà sản xuất : Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa -Khapharco
Số đăng ký : VD-33468-19
Thành phần
Thành phần dược chất : Spiramycin ... ..3.000.000 IU
Thành phần tá dược gồm : Pregelatinized Starch , microcrystallin cellulose M101 , croscarmellose sodium , povidon K30 , magnesi stearat , colloidal silicon dioxid , hydroxypropyl methylcellulose ( HPMC ) 2910 , polyethylen glycol ( PEG ) 6000 , talc , titan dioxyd vừa đủ 1 viên nén bao phim.
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Spiramycin được chỉ định điều trị và phòng ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn do những vị khuẩn nhạy cảm như :
- Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (liệu pháp thay thế khi beta lactam không thể sử dụng được).
- Viêm xoang cấp tính ( liệu pháp thay thế khi beta lactam không thể sử dụng được ).
- Viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mãn tính.
- Viêm phổi cộng đồng ở những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ , không có dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng , không bằng chứng lâm sàng gợi ý nguyên nhân do phế cầu . Trong trường hợp nghi ngờ viêm phổi không điển hình , kháng sinh macrolid được chỉ định cho bất cử nguyên nhân và tình trạng nghiêm trọng nào.
- Nhiễm khuẩn da lành tính: chốc lở , chốc hóa của các bệnh da , chốc loét, viêm da nhiễm khuẩn đặc biệt là viêm quầng) , ban đỏ.
- Nhiễm khuẩn răng miệng.
- Viêm niệu đạo không do lậu cầu.
- Dự phòng tái phát thấp khớp ở người dị ứng với beta – lactam.
- Bệnh nhiễm toxoplasma ở phụ nữ có thai.
- Điều trị dự phòng viêm màng não do Meningococcus , khi chống chỉ định với rifampicin : mục tiêu là tiệt trừ mầm bệnh Neisseria meningitidis khỏi mũi - hẩu. Spiramycin không dùng để điều trị viêm màng não mô cầu , chỉ điều dự phòng bộ nh nhân sau khi điều trị và trước khi xuất viện hay bệnh nhân đã tiếp xúc với dịch tiết hầu họng trong vòng 10 ngày trước khi nhập viện.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
Người có tiền sử quá mẫn với spiramycin hoặc các kháng sinh khác nhóm macrolid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Liều dùng
- Cách dùng: Thuốc kê đơn, dùng theo chỉ định của thầy thuốc, dùng đường uống Liều lượng này không phù hợp cho đối tượng trẻ em, chỉ dùng thuốc cho người lớn.
Ở bệnh nhân tổ chức năng thận bình thường: Liều thông thường: 6 - 9 MIU trong 24 giờ , tương đương 2 -3 viên / ngày chia làm 2-3 lần.
Thời gian điều trị: Thời gian điều trị ở bệnh viêm họng là 10 ngày Dự phòng viêm màng não do Meningococcus MIU ( tương đương 1 viên ) x 2 lần / ngày trong 5 ngày.
Bệnh nhân suy thận: không cần chỉnh liều.
Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.
Tác dụng phụ
Spiramycin hiếm khi gây ADR nghiêm trọng.
- Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, khó tiêu ( khi dùng đường uống )
Thần kinh: chóng mặt, đau đầu.
- Ít gặp: 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, cảm giác đè ép ngực
Tiêu hóa: viêm kết tràng cấp
Da: ban da, ngoại ban, mày đay.
- Hiếm gặp ADR < 1/1000
Toàn thân: phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng dài ngày thuốc uống spiramycin.
Tim kéo dài khoảng QT.
QUÁ LIỀU
Triệu chứng: Chưa biết liều spiramycin gây độc. Khi dùng liều cao có thể gây rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Có thể gặp khoảng QT kéo dài , hết dần khi ngừng điều trị.
Xử trí: Trong trường hợp quá liều, nên làm điện tâm đồ để đo khoảng QT, nhất là khi có kèm theo các nguy cơ khác (giảm kali huyết, khoảng QT kéo dài bẩm sinh, kết hợp dùng các thuốc kéo dài khoảng QT và / hoặc gây xoắn đỉnh). Không có thuốc giải độc đặc hiệu . Điều trị triệu chứng.
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
Sử dụng thận trọng khi dùng spiramycin cho người có rối loạn chức năng gan , vị thuốc thể gây độc với gan.
Thận trọng cho người bị bệnh tim , loạn nhịp (bao gồm cả người có khuynh hướng kéo dài khoảng). Khi bắt đầu điều trị, nếu thấy phát hồng ban toàn thân có sốt, phải ngưng thuốc vì nghi bị bệnh mụn mủ ngoại ban cấp. Trường hợp này phải chống chỉ định dùng spiramycin.
Spiramycin có thể gây một số phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Steven - Johnson hoại tử nhiễm độc (TEN) nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, nên ngưng dùng thuốc.
Thận khi sử dụng spiramycin ở người bị thiếu hụt enzym glucose - 6 - phosphat dehydrogenase vị có thể gây thiếu máu tán huyết.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Phụ nữ có thai: Spiramycin đi qua nhau thai , nhưng nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp hơn trong máu người mẹ. Mặc dù không có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về dùng spiramycin cho người mang hoặc khi sinh đề, nên không dùng spiramycin cho người mang thai trừ khi không còn liệu pháp nào thay thế, phải theo dõi thật cẩn thận.
Phụ nữ cho con bú: Spiramycin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao. Thuốc cần dùng thận trọng cho phụ nữ cho con bú. Nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Do tác dụng không mong muốn chóng mặt , nhức đầu. Người bệnh cần thận trọng khi tham gia các hoạt động đòi hỏi tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
Dùng spiramycin đồng thời với thuốc chống ngừa thai sẽ làm mất tác dụng phòng ngừa thụ thai.
Thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và nhóm III, hoặc các thuốc có tác dụng gây tăng nguy cơ loạn nhịp tim khi phối hợp với spiramycin có nguy cơ gây loạn nhịp thất , đặc biệt là xoắn đình. Cần theo dõi người bệnh trên lâm sàng và điện tâm đồ.
Thuốc chống đông đường uống bị tăng tác dụng khi dùng kèm với Spiramycin, gây nguy cơ chảy máu, cần thường xuyên theo dõi INR, điều chỉnh liều thuốc chống đông trong quá trình điều trị với kháng sinh macrolid và sau khi ngừng thuốc.
Spiramycin làm giảm nồng độ của levodopa trong máu nếu dùng đồng thời.
Spiramycin ít khi không ảnh hưởng đến hệ enzym Cytochrom Pasa ở gan, vì vậy so với erythromycin , spirarycin là có tương tác hơn với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzym này.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 viên nén bao phim
Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C.