Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

3802. AGINOLOL 100mg (Atenolol 100mg; Hộp 3 vỉ nhôm x 10 viên nén bao phim, Thùng 192h) Agimexpharm

Giá bán:
5.0
  • 934đ/viên
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính Hộp
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Nhà sản xuất : Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm

Số đăng ký  :


Thành phần: Công thức cho 1 viên:

Atenolol . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .100 mg

Quy cách đóng gói:

Hộp 3 vỉ x 10 viên nén.

Chỉ định:

AGINOLOL 100 được chỉ định để điều trị các trường hợp sau:

– Tăng huyết áp.

– Đau thắt ngực.

– Nhồi máu cơ tim. Can thiệp sớm trong giai đoạn cấp và dự phòng lâu dài sau khi phục hồi.

– Rối loạn nhịp tim.

Cách dùng, liều dùng:

Cách dùng: Uống viên thuốc với 1 cốc nước.

Liều dùng:

Tăng huyết áp: Liều khởi đầu là 25 – 50 mg x 1 lần/ngày. Nếu vẫn chưa đạt đáp ứng tối ưu trong vòng 1 hoặc 2 tuần, nên tăng liều lên tới 100 mg/ngày hoặc có thể kết hợp với thuốc lợi niệu hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên. Tăng liều quá 100 mg cũng không làm tăng hơn hiệu quả chữa bệnh.

Đau thắt ngực: Liều khởi đầu là 50 mg x 1 lần/ngày. Nếu vẫn chưa đạt đáp ứng tối ưu trong vòng 1 tuần, có thể tăng liều lên tới 100 mg/lần/ngày. Một số bệnh nhân có thể phải tăng tới 200 mg/ngày mới đạt được đáp ứng tối ưu.

Nhồi máu cơ tim cấp, giai đoạn sớm: Sau giai đoạn cấp và nếu bệnh nhân được điều trị bằng đường tiêm chích trước đó có đáp ứng tốt: Cách 10 phút sau lần tiêm cuối cùng (đạt tổng liều 10 mg) uống 50 mg; 12 giờ sau đó uống thêm 50 mg nữa. Liều uống 100 mg/ngày (uống 1 lần hoặc chia 2 lần) được duy trì trong 6 – 9 ngày tiếp theo hoặc đến khi chống chỉ định xuất hiện như nhịp chậm hoặc huyết áp hạ.

Rối loạn nhịp tim: Điều trị bệnh được bắt đầu theo đường tiêm tĩnh mạch đến khi đã kiểm soát bệnh. Liều uống duy trì thích hợp là 50 – 100 mg mỗi ngày, uống một liều duy nhất.

Nếu chức năng thận giảm, cần giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều.

Khi độ thanh thải của creatinin bằng 15 – 35 ml/phút: Liều uống tối đa là 50 mg/ngày.

Khi độ thanh thải của creatinin dưới 15 ml/phút, liều uống tối đa là 50 mg/ngày, cứ 2 ngày dùng một liều hoặc 25 mg/ngày.

Bệnh nhân thẩm phân máu: Uống 25 – 50 mg sau mỗi lần thẩm phân.

Lưu ý: Sau đợt điều trị kéo dài,phải giảm liều dần, không ngưng thuốc đột ngột (xem mục thận trọng).

Một số lưu ý đặc biệt về xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng thuốc:

Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Blốc nhĩ – thất độ II và độ III.

Sốc tim.

Suy tim chưa được kiểm soát.

Hội chứng nút xoang yếu.

Bệnh u tế bào ưa crôm không được điều trị.

Nhiễm toan chuyển hóa.

Nhịp tim chậm (45 – 50 nhịp/phút).

Hạ huyết áp.

Rối loạn tuần hoàn ngoại vi nặng.

Dùng đồng thời verapamil hoặc diltiazem theo đường tiêm tĩnh mạch.

Hen suyễn nặng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng chẳng hạn tắc nghẽn đường hô hấp.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Cũng như các thuốc chẹn beta khác, cần thận trọng khi dùng atenolol trong các trường hợp sau:

Không được ngừng thuốc đột ngột. Liều lượng nên được giảm dần dần trong khoảng thời gian 7 – 14 ngày. Bệnh nhân phải được theo dõi trong thời gian giảm liều, đặc biệt là những người có bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hơn nữa, có nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột.

Khi bệnh nhân có kế hoạch phẫu thuật, và quyết định ngừng dùng liệu pháp thuốc chẹn beta, điều này phải thực hiện ít nhất 24 giờ trước khi làm thủ thuật. Việc tiếp tục dùng thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp trong quá trình gây mê và đặt nội khí quản, tuy nhiên có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp. Việc đánh giá rủi ro và lợi ích của việc ngừng thuốc chẹn beta cần được thực hiện cho mỗi bệnh nhân. Nếu vẫn tiếp tục điều trị, nên lựa chọn một thuốc gây mê ít tác động ức chế co bóp cơ tim nhằm giảm thiểu nguy cơ ức chế cơ tim. Bệnh nhân có thể được bảo vệ chống lại các phản ứng thần kinh phế vị bằng cách tiêm tĩnh mạch atropin.

Mặc dù có chống chỉ định trong suy tim không kiểm soát được, có thể được sử dụng ở những bệnh nhân có dấu hiệu suy tim được kiểm soát. Cần thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân có dự trữ tim mạch kém.

Có thể làm tăng tần suất và thời gian của các cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân đau thắt ngực Prinzmetal do co thắt động mạch vành qua trung gian thụ thể alpha không bị cản trở. Atenolol thuốc chẹn beta có chọn lọc trên thụ thể beta1; do đó, việc sử dụng thuốc có thể được xem xét mặc dù phải đặc biệt thận trọng.

Mặc dù có chống chỉ định trong rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi nặng (xem phần Chống chỉ định), cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi thể ít nghiêm trọng (bệnh hoặc hội chứng Raynaud, đau cách hồi).

Do tác dụng ức chế trên thời gian dẫn truyền cơ tim, cần thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân blốc tim độ 1.

Có thể che lấp triệu chứng hạ đường huyết, đặc biệt là nhịp tim nhanh. Đáp ứng với insulin có thể giảm ở bệnh nhân được điều trị với atenolol.

Có thể che lấp dấu hiệu nhiễm độc giáp.

Làm giảm nhịp tim là kết quả của tác dụng dược lý của thuốc. Ở một số trường hợp hiếm khi bệnh nhân được điều trị có các triệu chứng có thể do nhịp tim chậm và mạch giảm xuống thấp hơn 50 – 55 nhịp/phút lúc nghỉ, cần giảm liều dùng.

Có thể gây phản ứng nghiêm trọng hơn đối với nhiều chất gây dị ứng khác nhau khi atenolol được dùng cho những bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ đối với các dị ứng nguyên này. Những bệnh nhân này có thể không đáp ứng với liều adrenalin thường dùng để điều trị các phản ứng dị ứng.

Có thể gây phản ứng quá mẫn bao gồm phù mạch và nổi mày đay.

Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, nên khởi đầu bằng liều thấp.

Vì atenolol được bài tiết qua thận, nên giảm liều ở bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin dưới 35 phút/1,73m2.

Mặc dù các thuốc chẹn beta (beta1) chọn lọc trên tim có thể ít ảnh hưởng đến chức năng phổi hơn các thuốc chẹn beta không chọn lọc, cũng như với tất cả các thuốc chẹn beta, nên tránh dùng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường hô hấp có thể hồi phục trừ khi có lý do lâm sàng bắt buộc sử dụng. Nếu những lý do như vậy tồn tại, việc dùng atenolol cũng cần phải thận trọng. Tăng kháng lực đường hô hấp đôi khi có thể xảy ra ở bệnh nhân hen và tình trạng này thường được trung hòa khi dùng liều thuốc giãn phế quản thông thường như salbutamol hoặc isoprenalin.

Cũng như các thuốc chẹn beta khác, nếu bệnh nhân mắc bệnh u tế bào ưa crôm, nên dùng đồng thời một thuốc chẹn alpha.

Bệnh nhân có tiền sử đã biết bệnh vẩy nến nên dùng atenolol chỉ sau khi được cân nhắc cẩn thận.

Thuốc này có chứa lactose. Bệnh nhân mắc các rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ có thai

Thuốc chẹn beta có thể qua được nhau thai. Dùng thuốc chẹn beta cho phụ nữ sắp sinh có thể gây chậm nhịp tim, giảm glucose máu và giảm huyết áp ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, dùng atenolol để điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai từ giai đoạn sớm và kéo dài có thể làm giảm sức lớn của thai. Do vậy, cần thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng atenolol cho phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú

Atenolol bài tiết vào sữa mẹ với tỷ lệ gấp 1,5 – 6,8 lần so với nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ. Đã có những thông báo về tác hại của thuốc đối với trẻ em bú mẹ khi người mẹ dùng atenolol, như chậm nhịp tim hoặc giảm glucose máu có ý nghĩa lâm sàng. Trẻ đẻ non, hoặc trẻ suy thận có thể dễ mắc các tác dụng không mong muốn. Bởi vậy, không nên dùng atenolol ở người cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:

Chưa có thông tin về ảnh hưởng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc tuy nhiên cần lưu ý thuốc có thể gây các tác dụng phụ như yếu cơ, mệt mỏi, giảm huyết áp. Cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.

Tương tác, tương kỵ của thuốc:

Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác:

Nên thận trọng khi dùng atenolol đồng thời với các thuốc sau:

Phối hợp với amiodaron: Có tác dụng cộng hưởng trên điều nhịp, làm tăng thêm chậm nhịp tim và có thể gây ngừng tim.

Các thuốc hạ áp khác như chẹn kênh calci (verapamil, diltiazem, nifedipin, amlodipin …), hydralazin, methyldopa: Atenolol có tác dụng hiệp đồng và làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này. Tác dụng này thường có lợi trong điều trị nhưng cần kiểm soát liều chặt chẽ. Nên tránh phối hợp atenolol với verapamil tiêm tĩnh mạch vì có thể làm nặng thêm tình trạng chậm nhịp tim và blốc tim.

Dùng cùng reserpin: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp và chậm nhịp tim của atenolol do tác dụng hủy catecholamin của reserpin.

Dùng cùng clonidin: Atenolol làm trầm trọng hiện tượng phục hồi tăng huyết áp do ngừng đột ngột clonidin, do đó trên bệnh nhân dùng phối hợp atenolol với clonidin, cần ngừng atenolol vài ngày trước khi ngừng clonidin.

Dùng cùng các thuốc chẹn α –adrenergic (như prazosin, terazosin, trimazosin, doxazosin …) có thể làm nặng thêm tình trạng hạ huyết áp liều đầu của các thuốc chẹn alpha.

Atenolol và digoxin đều làm chậm dẫn truyền nhĩ thất và giảm nhịp tim khi dùng kết hợp có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp.

Các thuốc ức chế cyclooxygenase (như indomethacin): Có thể làm giảm tác dụng hạ áp của atenolol, tuy nhiên chưa có đủ dữ liệu lâm sàng về tương tác bất lợi của các thuốc này, đặc biệt tương tác với aspirin. Vẫn có thể dùng phối hợp các thuốc này một cách an toàn và hiệu quả trong bệnh lý mạch vành.

Với quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1: Có thể xảy ra tác dụng hiệp đồng làm tăng tác dụng chậm nhịp tim và hạ huyết áp.

Với insulin hoặc các thuốc uống chống đái tháo đường: Atenolol có thể che lấp chứng nhịp tim nhanh do hạ glucose máu.

Với baclofen: Tác động chống tăng huyết áp gia tăng.

Thuốc cản quang iod: Atenolol có thể cản trở các phản ứng tim mạch bù đắp liên quan đến hạ huyết áp hoặc sốc do các thuốc cản quang iod gây ra.

Ampicillin: Có thể làm giảm sinh khả dụng của atenolol. Vì thế bác sỹ nên theo dõi bằng chứng thay đổi đáp ứng của atenolol đặc biệt khi liều lớn ampicillin được dùng đồng thời.

Không khuyến cáo dùng kết hợp với chất ức chế monoamineoxidase (ngoại trừ chất ức chế MAO-B).

Thuốc giãn cơ ngoại biên (ví dụ: Suxamethonium halogenid, tubocurarin): Dùng đồng thời với atenolol có thể làm tăng và mở rộng tác dụng thư giãn của các thuốc giãn cơ.

Tương kỵ của thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn liên quan đến tác dụng dược lý và vào liều dùng của thuốc. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là mệt mỏi bao gồm yếu cơ, chiếm khoảng 0,5 – 5% số người bệnh dùng thuốc.

Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000); không thể ước lượng tần suất được liệt kê “Chưa rõ tần suất”.

Thường gặp

Toàn thân: Yếu cơ, mệt mỏi, lạnh và ớn lạnh các đầu chi.

Tuần hoàn: Chậm nhịp tim, blốc nhĩ – thất độ II, độ III và giảm huyết áp.

Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.

Ít gặp

Rối loạn giấc ngủ, giảm tình dục.

Hiếm gặp

Toàn thân: Chóng mặt, nhức đầu.

Máu: Giảm tiểu cầu.

Tuần hoàn: Trầm trọng thêm bệnh suy tim, blốc nhĩ thất, hạ huyết áp tư thế, ngất.

Thần kinh trung ương: Ác mộng, ảo giác, trầm cảm, bệnh tâm thần.

Ngoài da: Rụng tóc, phát ban da, phản ứng giống như vảy nến và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến, ban xuất huyết.

Mắt: Khô mắt, rối loạn thị giác.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ mức độ nhẹ chỉ cần giảm liều thuốc. Nếu xuất hiện các tác dụng phụ nặng sau khi uống thuốc 1 giờ cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời (xem mục Quá liều và cách xử trí).

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều và cách xử trí

Quá liều

Quá liều có thể xảy ra đối với những người dùng phải một liều cấp từ 5 gam trở lên.

Hội chứng thường gặp do dùng atenolol quá liều là: Ngủ lịm, rối loạn hô hấp, thở khò khè, ngừng xoang, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co thắt phế quản…

Xử trí

Điều trị quá liều cần nhằm loại bỏ thuốc chưa được hấp thu bằng gây nôn, rửa dạ dày hoặc uống than hoạt trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc. Atenolol có thể được loại bỏ khỏi tuần hoàn chung bằng thẩm tách máu. Những cách điều trị khác cần theo quyết định của thầy thuốc bao gồm:

Chậm nhịp tim: Atropin tiêm tĩnh mạch trong trường hợp có blốc nhĩ – thất độ II hoặc độ III. Trong trường hợp không có đáp ứng có thể dùng isoproterenol một cách thận trọng. Trong trường hợp kháng trị, có thể chỉ định dùng máy tạo nhịp tạm thời qua tĩnh mạch.

Suy tim: Dùng digitalis và thuốc lợi tiểu là cần thiết. Glucagon tiêm tĩnh mạch cũng có thể được sử dụng.

Hạ huyết áp: Dùng chất co mạch như dobutamin, dopamin, adrenalin hoặc noradrenalin và liên tục theo dõi huyết áp. Nếu huyết áp vẫn tiếp tục giảm và không đáp ứng với các chất co mạch thì truyền tĩnh mạch glucagon là cần thiết.

Co thắt phế quản: Sử dụng thuốc cường beta như isoproterenol hoặc terbutalin, atropin, aminophylin tiêm tĩnh mạch hoặc ipratropium khí dung là cần thiết để kiểm soát tình trạng co thắt khí quản.

Hạ đường huyết: Có thể truyền tĩnh mạch dung dịch glucose.

Tùy theo mức độ nặng của triệu chứng, có thể cần chăm sóc hỗ trợ tích cực và các phương tiện hỗ trợ tim, hô hấp.