Trang chủ
Hotline bán hàng 24/7: 0919 5050 75

3812. NHÓM A - CRYBOTAS 50 (Cilostazol 50mg; Hộp 3 vỉ bấm x 10 viên nén bao phim, Thùng 180h) Agimexpharm

Giá bán:
5.0
  • 2,700đ/viên
LIÊN HỆ MUA HÀNG
THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Tình trạng HH Còn hàng
  • Đơn vị tính Hộp
LIÊN HỆ
  • Mobile: 0919 5050 75
  • Địa Chỉ:
  • Email: thuocchuan2023@gmail.com
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Nhà sản xuất : CÔNG TY DƯỢC PHẨM AGIMEXPHARM

Số đăng ký : VD-31569-19

Thành phần: Mỗi viên nén chứa:

Crybotas

50 mg

Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim

Chỉ định:

Điều trị cơn đau cách hồi do bệnh động mạch chi dưới mạn tính để cải thiện khoảng cách cho người đi bộ; thuốc chỉ hạn chế dùng hàng hai để điều trị cơn đau cách hồi khi thay đổi lối sống và các can thiệp thích hợp khác thất bại.

Cách dùng, liều dùng:

Cách dùng: Cilostazol uống 2 lần/ngày, uống xa bữa ăn, trước bữa ăn chính ít nhất 0,5 giờ, hoặc sau bữa ăn chính ít nhất 2 giờ, không nên uống thuốc lúc đói.

Bệnh nhân đang điều trị cilostazol khi cần chỉ định ngừng thuốc hoặc giảm liều không bị hiệu ứng ngược (tăng kết tập tiểu cầu).

Liều dùng:

Điều trị giảm triệu chứng đi khập khiễng cách hồi do bệnh động mạch chi dưới: Liều thường dùng cilostazol ở người lớn là 100 mg/lần, 2 lần/ngày.

Nếu sử dụng cilostazol cùng với các thuốc ức chế CYP2C19 (omeprazol), CYP3A4 (clarithromycin, diltiazem, erythromycin, itraconazol, ketocotazol) cần giảm liều đến 50 mg/lần, 2 lần/ngày.

Tác dụng của cilostazol không xuất hiện ngay, thường biểu hiện tác dụng sau khi bắt đầu điều trị từ 2-4 tuần. Thời gian từ khi bắt đầu điều trị đến khi có tác dụng có thể lên đến 12 tuần.

Tránh dùng khi có suy gan vừa và nặng, hoặc có suy thận với mức lọc cầu thận dưới 25 ml/phút/1,73 m2.

Một số lưu ý đặc biệt về xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng thuốc:

Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

Chống chỉ định:

Dị ứng với cilostazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Suy thận nặng: Độ thanh thải creatinin ≤ 25 ml/phút.

Suy gan vừa hoặc nặng.

Suy tim sung huyết.

Phụ nữ có thai.

Bệnh nhân dễ xuất huyết (như viêm loét dạ dày tá tràng đang hoạt động, đột quỵ do xuất huyết não trong vòng 6 tháng, bệnh võng mạc tăng sinh do đái tháo đường, tăng huyết áp chưa kiểm soát tốt).

Bệnh nhân có tiền sử nhịp nhanh thất, rung thất hoặc ngoại tâm thu thất đa ổ, đã hoặc chưa được điều trị thích hợp, bệnh nhân có khoảng QT kéo dài.

Bệnh nhân có tiền sử rối loạn nhịp tim nhanh nặng.

Bệnh nhân được điều trị đồng thời với hai hoặc nhiều hơn thuốc ức chế kết tập tiểu cầu hoặc các thuốc chống đông (như acid acetylsalicylic, clopidogrel, heparin, warfarin, acenocoumarol, dabigatran, rivaroxaban hoặc apixaban).

Bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng qua, hoặc có can thiệp mạch vành trong vòng 6 tháng.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Cilostazol dùng để làm giảm đi khập khiễng gián cách khi đi một quãng dài ở người bị bệnh mạch ngoại biên không đau khi nghỉ và không có mô ngoại vi bị hoại tử. Thuốc chỉ dùng điều trị hàng hai sau khi thay đổi lối sống và các can thiệp khác (như bỏ hút thuốc, kiểm soát huyết áp, điều hòa lipid huyết, kiểm soát bệnh đái tháo đường, giảm béo) thất bại. Sau 3 tháng điều trị, nếu không đỡ, có thể cân nhắc ngừng thuốc.

Tránh dùng cilostazol khi có tổn thuơng gan vừa hoặc nặng, tổn thương thận khi eGFR (tốc độ lọc cầu thận ước lượng) < 25 ml/phút/1,73 m2.

Sự phù hợp của điều trị với cilostazol nên được xem xét cẩn thận cùng với các lựa chọn điều trị khác như tái thông mạch máu.

Dựa trên cơ chế tác dụng, cilostazol có thể gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp nhanh và/hoặc hạ huyết áp. Sự gia tăng nhịp tim liên quan với cilostazol là khoảng 5 đến 7 nhịp/phút; ở những bệnh nhân có nguy cơ này có thể gây ra cơn đau thắt ngực.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị các biến cố tim mạch nghiêm trọng do tăng nhịp tim, như bệnh nhân bị bệnh mạch vành ổn định, cần được theo dõi chặt chẽ trong khi điều trị bằng cilostazol, trong khi chống chỉ định sử dụng cilostazol ở bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim/can thiệp mạch vành trong vòng 6 tháng gần đây, hoặc có tiền sử rối loạn nhịp tim nhanh nghiêm trọng (xem phần Chống chỉ định).

Cần thận trọng khi kê đơn cilostazol cho bệnh nhân bị ngoại tâm thu thất hoặc nhĩ và bệnh nhân rung tâm nhĩ hoặc cuồng động tâm nhĩ.

Nên cảnh báo bệnh nhân thông báo nếu có bất kỳ dấu hiệu chảy máu hoặc dễ bị bầm tím trong khi điều trị. Trong trường hợp chảy máu võng mạc, cần ngưng điều trị với cilostazol (xem phần Chống chỉ định và Tương tác).

Do tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu nên cilostazol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật (bao gồm các tiểu phẫu như nhổ răng). Nếu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật và tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu là không cần thiết, nên ngừng cilostazol 5 ngày trước phẫu thuật.

Hiếm hoặc rất hiếm có các báo cáo bất thường về huyết học bao gồm giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu và thiếu máu bất sản. Hầu hết các bệnh nhân hồi phục sau khi ngưng dùng cilostazol. Tuy nhiên, một số trường hợp giảm huyết cầu và thiếu máu bất sản có thể

dẫn tới tử vong.

Ngoài báo cáo về chảy máu và dễ bầm tím, bệnh nhân cần được cảnh báo để kịp thời báo cáo ngay bất kỳ triệu chứng nào có thể dẫn tới phát hiện sớm của rối loạn tạo máu như sốt và đau họng. Nên tiến hành xét nghiệm công thức máu nếu phát hiện nhiễm khuẩn hoặc có triệu chứng lâm sàng về rối loạn tạo máu. Cần ngưng thuốc ngay nếu có triệu chứng lâm sàng hoặc cận lâm sàng bất thường về huyết học.
Trong trường hợp bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 hoặc CYP2C19, nồng độ cilostazol trong huyết tương đã được thấy là tăng lên. Trong những trường hợp như vậy, nên sử dụng liều cilostazol 50 mg x 2 lần/ngày.

Cần thận trọng khi dùng cilostazol đồng thời với bất kỳ thuốc nào gây giảm huyết áp do khả năng gây hạ huyết áp kèm nhịp nhanh phản xạ (xem phần Tác dụng không mong muốn).
Cần thận trọng khi phối hợp cilostazol với bất kỳ thuốc ức chế kết tập tiểu cầu khác (xem phần Tương tác).

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ có thai:

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của cilostazol lên phụ nữ có thai. Trên động vật thực nghiệm cho thấy cilostazol làm giảm trọng lượng thai, tăng tỷ lệ bất thường về tim mạch, thận, xương; (bất thường vách liên thất, quai động mạch chủ, động mạch dưới đòn; chậm cốt hóa). Do đó, tránh dùng cilostazol ở phụ nữ mang thai.

Phụ nữ có khả năng mang thai hoặc đang sử dụng các biện pháp tránh thai nên tham khảo ý kiến bác sỹ cẩn thận trước khi điều trị với thuốc này.

Thời kỳ cho con bú:

Cilostazol được bài tiết vào sữa trên động vật thực nghiệm, do đó cần ngừng cho con bú khi dùng thuốc hoặc dừng thuốc do nguy cơ đối với trẻ bú mẹ.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:

Vì thuốc có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, thận trọng lái xe và vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.

Tương tác, tương kỵ của thuốc:

Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác:

Chất ức chế kết tập tiểu cầu: Cilostazol là chất ức chế PDE III (phosphodiesterase III) có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Trong một nghiên cứu trên người khỏe mạnh, dùng cilostazol 150 mg x 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày không thấy kéo dài thời gian chảy máu.

Aspirin (ASA): Dùng đồng thời cilostazol và aspirin trong thời gian ngắn (≤ 4 ngày) cho thấy tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu tăng 23-25% so với chỉ dùng aspirin.

Không thấy rõ tần suất cao hơn của tác dụng phụ xuất huyết ở bệnh nhân dùng cilostazol cùng aspirin so với bệnh nhân dùng giả dược và liều aspirin tương đương.

Clopidogrel và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác: Dùng đồng thời cilostazol và clopidogrel không ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT) hay thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT). Tất cả người tình nguyện khỏe mạnh trong nghiên cứu có kéo dài thời gian chảy máu khi chỉ dùng clopidogrel một mình và khi dùng đồng thời với cilostazol không gây tác động đáng kể trên thời gian chảy máu. Cần thận trọng khi dùng đồng thời cilostazol với bất kỳ loại thuốc nào gây ức chế kết tập tiểu cầu. Cần cân nhắc theo dõi định kỳ thời gian chảy máu. Chống chỉ định cilostazol đối với bệnh nhân đang điều trị với 2 hoặc nhiều hơn thuốc chống kết tập tiểu

cầu/yếu tố chống đông máu.

Trong thử nghiệm CASTLE, tỉ lệ cao hơn về chảy máu được quan sát thấy khi dùng đồng thời clopidogrel, ASA và cilostazol.

Các thuốc chống đông đường uống như warfarin: Trong một nghiên cứu lâm sàng dùng liều đơn, không thấy ức chế sự chuyển hóa warfarin hay tác động trên các thông số đông máu (PT, aPTT, thời gian chảy máu). Tuy nhiên, cần thận trọng ở bệnh nhân dùng cả cilostazol với bất kỳ tác nhân chống đông khác, và yêu cầu theo dõi thường xuyên nguy cơ chảy máu.

Chống chỉ định dùng cilostazol đối với bệnh nhân đang điều trị với 2 hoặc nhiều hơn thuốc chống

kết tập tiểu cầu/yếu tố chống đông máu.

Các chất ức chế Cytochrom P-450 (CYP): Cilostazol được chuyển hóa mạnh bởi các enzym CYP, cụ thể là CYP3A4 và CYP2C19 và ít hơn là CYP1A2. Chất chuyển hóa dehydro, chất có hoạt lực ức chế kết tập tiểu cầu gấp 4-7 lần cilostazol, dường như được hình thành chủ yếu thông qua CYP3A4. Chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy có hoạt lực bằng 1/5 cilostazol dường như được hình thành chủ yếu thông qua CYP2C19. Do đó, các thuốc gây ức chế CYP3A4 (ví dụ, các macrolid, azol kháng nấm, chất ức chế protease) hay CYP2C19 (như các thuốc ức chế bơm proton – PPIs) làm tăng tổng hoạt tính dược lý và có thể tăng cường các tác dụng không mong muốn của cilostazol. Cần xem xét giảm liều cilostazol xuống 50 mg x 2 lần/ngày nếu như bệnh nhân điều trị đồng thời với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4, CYP2C19.

Dùng cilostazol cùng với erythromycin (chất ức chế CYP3A4) dẫn tới tăng AUC của cilostazol 72%, kèm theo tăng 6% AUC của chất chuyển hóa dehydro và tăng 119% AUC của chất chuyển hóa 4¢-trans-hydroxy.

Dựa trên AUC, tổng hoạt lực của cilostazol tăng lên 34% khi dùng đồng thời với erythromycin. Dựa trên những dữ liệu này, xem xét liều cilostazol 50 mg x 2 lần/ngày nếu dùng chung với thuốc

erythromycin hoặc clarithromycin.

Dùng đồng thời ketoconazol (chất ức chế CYP3A4) và cilostazol dẫn tới tăng 117% trong AUC của cilostazol, cùng với giảm 15% trong AUC của chất chuyển hóa dehydro và tăng 87% trong AUC của chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy, dẫn tới tổng hoạt lực tăng 35% khi phối hợp với ketoconazol. Dựa trên những dữ liệu này, xem xét liều cilostazol 50 mg x 2 lần/ngày nếu dùng chung với thuốc

ketoconazol hoặc các thuốc tương tự (như itraconazol).

Dùng cilostazol đồng thời với diltiazem (chất ức chế yếu CYP3A4) dẫn tới tăng AUC của cilostazol 44%, tăng 4% trong AUC của chất chuyển hóa dehydro và tăng 43% trong AUC của chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy. Dựa trên AUC, tổng hoạt lực của cilostazol tăng lên 19% khi dùng chung với diltiazem. Dựa trên những dữ liệu này, không cần phải điều chỉnh liều cilostazol.
Dùng liều đơn cilostazol 100 mg với 240 ml nước ép quả bưởi chùm (một chất ức chế CYP3A4 trong ruột) không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của cilostazol. Dựa trên những dữ liệu này, không cần thiết phải điều chỉnh liều cilostazol. Một số tác dụng lâm sàng liên quan của cilostazol vẫn có thể xảy ra ở lượng cao của nước ép quả bưởi chùm.
Dùng cilostazol cùng với omeprazol (chất ức chế CYP2C19) làm tăng AUC của cilostazol lên 22%, đồng thời AUC của chất chuyển hóa dehydro tăng 68% và AUC của chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy giảm 36%, dẫn tới tổng hoạt lực tăng 47%  khi phối hợp với omeprazol. Dựa trên những dữ liệu này, liều khuyến cáo của cilostazol là 50 mg x 2 lần/ngày nếu dùng chung với omeprazol.

Cơ chất cytochrom P-450: Cilostazol đã được cho thấy làm tăng AUC của lovastatin (cơ chất nhạy cảm đối với CYP3A4) và acid β-hydroxy của nó bằng 70%.

Cần thận trọng khi dùng cilostazol đồng thời với cơ chất CYP3A4 có khoảng điều trị hẹp (ví dụ cisaprid, halofantrin, pimozid, dẫn xuất nấm cựa gà). Cần thận trọng trong trường hợp dùng đồng thời với các statin được chuyển hóa bởi CYP3A4 như simvastatin, atorvastatin, lovastatin.

Chất cảm ứng enzym cytochrom P-450: Tác động của các chất gây cảm ứng CYP3A4 và CYP2C19 (như carbamazepin, phenytoin, rifampicin và St. John’s wort) trên dược động học của cilostazol chưa được đánh giá. Trên lý thuyết, tác dụng chống kết tập tiểu cầu có thể bị thay đổi và cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ khi dùng cilostazol với các thuốc gây cảm ứng CYP3A4 và CYP2C19.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, hút thuốc lá (gây cảm ứng CYP1A2) làm giảm nồng độ cilostazol

trong huyết tương 18%.

Các tương tác khác: Cần thận trọng khi dùng đồng thời cilostazol với bất cứ thuốc nào có khả năng giảm huyết áp do có thể hiệp đồng tác dụng hạ áp với nhịp tim nhanh phản xạ.

Tương tác thức ăn: Nếu uống cilostazol cùng với bữa ăn có nhiều mỡ có thể dẫn tới tăng nồng độ đỉnh lên đến 90% và AUC lên đến 24%. Một số thảo dược làm tăng tác dụng kháng tiểu cầu của cilostazol: Cỏ linh lăng, cây hồi, quả việt quất, cây dứa, húng chanh, dầu quả anh thảo, tỏi, nghệ, gừng, sâm, bạch quả, hạt nho, trà xanh, hạt dẻ, cam thảo, tần bì, cỏ ba lá, liễu.

Tương kỵ của thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Tác dụng không mong muốn:

Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000); không thể ước lượng tần suất được liệt kê “Chưa rõ tần suất”.

Các phản ứng không mong muốn thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng là nhức đầu (> 30%), tiêu chảy và phân bất thường (> 15%). Những phản ứng này thường nhẹ đến trung bình và đôi khi giảm bớt khi giảm liều.

Tần suất phản ứng quan sát được trong giai đoạn lưu hành trên thị trường được coi là “Chưa rõ tần suất” (không thể ước tính được từ dữ liệu có sẵn).

Các phản ứng bất lợi được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng và trong khi lưu hành trên thị trường được bao gồm trong bảng dưới đây:

Quá liều và cách xử trí:

Quá liều:

Có rất ít thông tin về quá liều cilostazol ở người. Triệu chứng quá liều cilostazol có thể dự đoán trước qua biểu hiện của tác dụng dược lý quá mức: Đau đầu trầm trọng, tiêu chảy, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, có thể rối loạn nhịp tim. LD50 của cilostazol ở chuột là > 5 g/kg thể trọng và ở chó là > 2 g/kg thể trọng.

Xử trí:

Theo dõi cẩn thận và điều trị hỗ trợ, do cilostazol gắn protein huyết tương tỷ lệ cao nên không phù hợp với lọc máu ngoài thận. Khi có biểu hiện quá liều nặng cần cho bệnh nhân ngừng thuốc ngay và nếu cần thiết đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị.

Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.