CHI TIẾT SẢN PHẨM
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Số đăng ký: VD-35298-21
1 Thành phần
Mỗi viên Zokicetam 750 có chứa:
- Levetiracetam hàm lượng 750mg.
- Tá dược vừa đủ cho 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Công dụng của thuốc Zokicetam 750
- Thuốc được điều trị đơn độc cho người từ 16 tuổi trở lên bị chẩn đoán là động kinh cục bộ có thể hoặc không kèm theo bệnh động kinh toàn thể thứ phát.
- dùng đơn lẻ cho người từ 16 tuổi trở lên ở những bệnh nhân bị bệnh động kinh cục bộ có thể có hoặc không có kèm theo bệnh động kinh toàn thể thứ phát.
- Thuốc Zokicetam 750 được dùng kết hợp với các loại thuốc khác cho những bệnh nhân sau:
- Người trên 12 tuổi bị động kinh cục bộ, có hoặc không kèm theo với cơn động kinh toàn thể thứ phát.
- Người trên 12 tuổi bị động kinh rung giật cơ.
- Người trên 12 tuổi bị động kinh toàn thể co cứng – co giật thể tiên phát hoặc bị động kinh toàn thể tiên phát.
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Zokicetam 750
Cách dùng: Uống thuốc với nước lọc, ngày 2 lần trước hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng:
- Liều dùng điều trị liệu cho người trên 16 tuổi: khởi đầu với liều 250mg 1 lần, ngày 2 lần. Sau 14 ngày nên tăng thành 500mg 1 lần, ngày 2 lần. Sau đó, cứ khoảng 14 ngày lại tăng thêm 250mg 1 lần uống. Tăng tới khi không vượt quá 1500mg 1 lần, ngày 2 lần.
- Liều dùng điều trị kết hợp:
- Người trên 12 tuổi có cân nặng trên 50kg: khởi đầu với liều 500mg 1 lần, ngày 2 lần. Tuỳ từng bệnh nhân có thể tăng lên tối đa là 1500mg 1 lần, ngày 2 lần. Sự điều chỉnh tăng hoặc giảm liều được thực hiện sau mỗi 2 tuần đến 4 lần 1 lần, và mỗi lần điều chỉnh tăng hoặc giảm 500mg 1 lần uống với số lần dùng thuốc không thay đổi.
- Trẻ em trừ 12 tuổi đến 17 tuổi có cân nặng từ 25kg đến 50kg: khởi đầu với liều 250mg 1 lần, ngày 2 lần và có thể tăng lên tối đa là 750mg 1 lần, ngày 2 lần.
- Người suy thận cần được kiểm tra chức năng thận và điều chỉnh giảm cho phù hợp.
- Người đang thẩm tách máu: khởi đầu dùng 750mg, sau đó dùng từ 500mg đến 1000mg 1 lần duy nhất trong ngày. Có thể tăng thêm 250mg đến 500mg sau 1 lần thẩm tách máu.
- Người bị suy gan nặng nếu kiểm tra thận có các chỉ số Clcr < 60 ml/phút/1,73 m2 thì chỉ dùng 1 nửa liều thông thường.
4 Chống chỉ định
Người dị ứng với dược chất Levetiracetam hoặc một trong các dẫn chất của Pyrrolidone hay tá dược của của thuốc thì không được uống thuốc này.
5 Tác dụng không mong muốn thuốc Zokicetam 750
Thường gặp: Chán ăn, nôn, nhiễm khuẩn, đau gáy, ho, viêm họng, viêm mũi, thay đổi cảm xúc thất thường, tính khí khó chịu.
Tác dụng phụ khác: Người mệt, đau nhức.
Những tác dụng phụ không thường gặp nhưng nghiêm trọng: Suy gan, giảm tiểu cầu, giảm các loại tế bào máu, thuốc gây hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson, nguy hiểm hơn là có ý định và thực hiện hành vi tự tử.
6 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
6.1 Lưu ý và thận trọng
Trong quá trình điều trị không được dừng uống thuốc đột ngột vì có thể làm tăng các cơn động kinh, cần giảm liều từ từ trước khi dừng hẳn.
Nếu gặp tác dụng phụ là phản ứng dị ứng với triệu chứng hội chứng Stevens-Johnson hay nhiễm độc thuốc gây hoại tử biểu bì thì cần ngừng thuốc ngay và dùng phương pháp điều trị khác.
Điều chỉnh liều giảm ở người bị suy thận, người bị suy gan nặng thì phải được đánh giá chức năng thận.
Tình trạng trầm cảm hoặc ý định tự tử rất đáng lưu ý, đã có trường hợp bệnh nhân tự sát sau khi dùng thuốc.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên sử dụng dạng bào chế viên nén bao phim của thuốc Zokicetam 750 vì không phù hợp.
Chưa có báo cáo về sự an toàn khác nhau khi dùng thuốc ở người già trên 65 tuổi về độ an toàn.
6.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Phụ nữ có thai: Không có đủ thông tin về việc dùng thuốc Zokicetam 750 trên đối tượng này, do đó không nên sử dụng thuốc để giữ an toàn cho thai nhi và cơ thể mẹ.
Bà mẹ cho con bú: Dược chất Levetiracetam bài tiết được qua sữa mẹ. Việc lo ngại về những tác động của thuốc ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ khi người mẹ dùng thuốc khiến nhà sản xuất không khuyến cáo sử dụng thuốc này.
6.3 Xử trí khi quá liều
Nếu dùng thuốc Zokicetam 750 quá liều, người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ, thay đổi tâm tính do bị kích động, trở nên hung hãn, một số người bị suy giảm ý thức, nguy hiểm hơn là suy hô hấp và hôn mê.
Cách xử trí trong trường hợp này là dừng uống thuốc, đưa người bệnh tới bệnh viện, nhân viên y tế có thể rửa dạ dày, gây nôn hoặc thẩm tách máu để loại bỏ lượng thuốc thừa ra khỏi cơ thể người bệnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc đặc biệt nếu cần.