Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược S.Pharm
SĐK:VD-32958-19
Thành phần:
Mỗi 1 gói chứa Paracetamol: 250 mg
Giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp:
– Sốt do chích ngừa, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang do nhiễm khuẩn hay thời tiết,…
– Đau đầu, đau tai, đau răng, mọc răng, nhổ răng, đau do chấn thương, sau phẫu thuật cắt amiđan,…
Dược lực học
Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt không gây nghiện, không chứa salicylat, có tác động giảm đau ngoại vi. Thuốc làm tăng ngưỡng chịu đau ở các chứng nhức đầu, đau cơ, đau khớp và các triệu chứng khó chịu khi bị cảm cúm. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Dược động học
Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 – 60 phút sau khi uống với liều điều trị. Phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, qua được nhau thai và sữa mẹ. Khoảng 25% Paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Thời gian bán thải từ 1 – 3 giờ. Paracetamol chuyển hóa ở gan thành chất trung gian N– acetyl– benzoquinonimin có thể gây độc gan. Thuốc đào thải chủ yếu theo đường tiểu trong vòng 24 giờ dưới dạng sản phẩm chuyển hóa (chỉ một lượng nhỏ ở dạng không đổi).
– Mẫn cảm với Paracetamol.
– Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, suy gan.
– Người bệnh thiếu hụt glucose– 6– phosphate dehydrogenase.
– Isoniazid, Alcool, các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) có thể làm gia tăng nguy cơ độc gan gây bởi Paracetamol.
– Dùng chung Phenothiazin với Paracetamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
– Metoclopramid có thể làm gia tăng sự hấp thu của Paracetamol.
– Hiếm gặp các tai biến dị ứng như ban đỏ, nổi mề đay. Ngưng dùng thuốc khi thấy xuất hiện các biểu hiện này.
– Dùng liều cao và kéo dài có thể gây tổn thương ở gan.
– Vài trường hợp hiếm thấy giảm tiểu cầu.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
– Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven– Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
– Thận trọng khi sử dụng Paracetamol cho người bệnh thiếu máu từ trước.
– Không uống rượu khi dùng thuốc.
– Trường hợp ăn kiêng muối cần lưu ý thuốc có chứa 95,1mg Na trong 1 gói.
– Nếu triệu chứng đau dai dẳng quá 5 ngày, hoặc còn sốt quá 3 ngày, hoặc thuốc chưa đủ hiệu quả, hoặc thấy xuất hiện các triệu chứng khác, không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
QUÁ LIỀU:
– Quá liều Paracetamol có thể do dùng một liều cao duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều cao Paracetamol (7,5 – 10g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều cao của thuốc.
– Xử lý:
+ Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống và điều trị hỗ trợ tích cực.
+ Sử dụng thuốc giải độc: N– acetylcystein, Methionin.
+ Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thụ Paraceamol.
Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.
Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc từ 4 – 6 giờ, không quá 5 lần/ngày.
Liều thông thường từ 10 – 15 mg/kg/lần và 60 mg/kg/ngày.
– Trẻ em từ 1 đến dưới 2 tuổi: uống ½ gói/lần. Ngày 3– 4 lần.
– Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi: uống ¾ gói/lần. Ngày 3– 4 lần.
– Trẻ em trên 3 đến 6 tuổi: uống 1 gói/lần. Ngày 3– 4 lần.
– Trẻ em trên 6 đến 9 tuổi: uống 1 – 1,5 gói/lần. Ngày 3– 4 lần.
– Trẻ em trên 9 đến 12 tuổi: uống 2 gói/lần. Ngày 3– 4 lần.
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.