CHI TIẾT SẢN PHẨM
1 Thành phần
Thành phần: Trong 1 viên Loratadine SPM 10mg (ODT) có chứa:
- Loratadin………..10mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
2.1 Thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT) có tác dụng gì?
2.1.1 Dược lực học
Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ 2 có tác dụng kéo dài, thể hiện tính chọn lọc một phần đối với thụ thể histamin H1 ngoại biên. Cho đến nay, loratadin đã được đánh giá trong điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay và ở một mức độ hạn chế trong điều trị hen suyễn.
Loratadin được dung nạp tốt với liều 10 mg mỗi ngày, các tác dụng phụ thường được báo cáo là buồn ngủ, mệt mỏi và đau đầu. Tác dụng an thần xảy ra ít hơn với loratadine so với azatadine, Cetirizine, Chlorpheniramine, clemastine và Mequitazine[1].
Loratadin được coi là lựa chọn đầu tay đối với tình trạng viêm mũi dị ứng hoặc mề đay vô căn mãn tính, ít tác động lên hệ thần kinh trung ương do đó không gây buồn ngủ.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Loratadin được hấp thu nhanh chóng và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 1-2 giờ.
Phân bố: Thể tích phân bố của Loratadine là 120 L/Kg. Tỉ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương là 97 - 99%.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa tại gan bởi các enzym gan như CYP3A4, CYP2D6, CYP1A1 và CYP2C19. Chất chuyển hóa chính là descarboethoxyloratadine và có hoạt tính gấp 4 lần so với loratadine.
Thải trừ: Thuốc thải trừ 40% qua nước tiểu và 42 % qua đường phân. Thời gian bán thải của loratadin là 10 giờ và descarboethoxyloratadin là 20 giờ[2].
2.2 Chỉ định thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
Loratadine SPM 10mg (ODT) được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Viêm kết mạc dị ứng
- Viêm mũi dị ứng.
- Mày đay, ngứa do histamin.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc A.T Loratadin 10: Tác dụng, liều dùng, cách dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
3.1 Liều dùng thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 1 viên/lần/ngày.
Trẻ em từ 2-12 tuổi:
- Cân nặng > 30 kg: 1 viên/1 lần/ ngày
- Cân nặng < 30 kg: dùng dạng bào chế hoặc hàm lượng khác.
Độ an toàn và hiệu quả khi dùng loratadine cho trẻ em dưới 12 tuổi chưa được chứng minh.
Người bị suy gan hoặc suy thận ( độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút): dùng 1 viên/1 lần/ ngày, cứ 2 ngày dùng 1 lần.
3.2 Cách dùng thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT) hiệu quả
Đặt viên thuốc lên lưỡi, thuốc tự tan sau 1 -2 phút, không cần uống với nước
Nhà sản xuất: 1 Thành phần
Thành phần: Trong 1 viên Loratadine SPM 10mg (ODT) có chứa:
- Loratadin………..10mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
2.1 Thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT) có tác dụng gì?
2.1.1 Dược lực học
Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ 2 có tác dụng kéo dài, thể hiện tính chọn lọc một phần đối với thụ thể histamin H1 ngoại biên. Cho đến nay, loratadin đã được đánh giá trong điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay và ở một mức độ hạn chế trong điều trị hen suyễn.
Loratadin được dung nạp tốt với liều 10 mg mỗi ngày, các tác dụng phụ thường được báo cáo là buồn ngủ, mệt mỏi và đau đầu. Tác dụng an thần xảy ra ít hơn với loratadine so với azatadine, Cetirizine, Chlorpheniramine, clemastine và Mequitazine[1].
Loratadin được coi là lựa chọn đầu tay đối với tình trạng viêm mũi dị ứng hoặc mề đay vô căn mãn tính, ít tác động lên hệ thần kinh trung ương do đó không gây buồn ngủ.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Loratadin được hấp thu nhanh chóng và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 1-2 giờ.
Phân bố: Thể tích phân bố của Loratadine là 120 L/Kg. Tỉ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương là 97 - 99%.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa tại gan bởi các enzym gan như CYP3A4, CYP2D6, CYP1A1 và CYP2C19. Chất chuyển hóa chính là descarboethoxyloratadine và có hoạt tính gấp 4 lần so với loratadine.
Thải trừ: Thuốc thải trừ 40% qua nước tiểu và 42 % qua đường phân. Thời gian bán thải của loratadin là 10 giờ và descarboethoxyloratadin là 20 giờ[2].
2.2 Chỉ định thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
Loratadine SPM 10mg (ODT) được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Viêm kết mạc dị ứng
- Viêm mũi dị ứng.
- Mày đay, ngứa do histamin.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
3.1 Liều dùng thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT)
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 1 viên/lần/ngày.
Trẻ em từ 2-12 tuổi:
- Cân nặng > 30 kg: 1 viên/1 lần/ ngày
- Cân nặng < 30 kg: dùng dạng bào chế hoặc hàm lượng khác.
Độ an toàn và hiệu quả khi dùng loratadine cho trẻ em dưới 12 tuổi chưa được chứng minh.
Người bị suy gan hoặc suy thận ( độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút): dùng 1 viên/1 lần/ ngày, cứ 2 ngày dùng 1 lần.
3.2 Cách dùng thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT) hiệu quả
Đặt viên thuốc lên lưỡi, thuốc tự tan sau 1 -2 phút, không cần uống với nước
Nhà sản xuất: Công ty Cổ Phần SPM
Số đăng ký: VD-19608-13